Marketing cá nhân hóa với tên gọi thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành – Personalized Marketing đã xuất hiện từ rất lâu, nó mang lại hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, độ phủ sóng rộng và tạo ấn tượng hiệu quả. Personalized Marketing thực chất là làm gì? Lợi ích cho nhãn hàng khi thực hiện phương pháp này và top những thương hiệu có tên tuổi đã thành công với marketing cá nhân hóa tới độc giả tham khảo.

Personalized Marketing là gì?

Đây là thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Marketing, nói về marketing cá nhân hóa cho thương hiệu. Hay nó còn là phương pháp marketing 1 – 1 (one – to – one marketing), đây là hành vi của doanh nghiệp cung cấp những thông tin cá nhân tới từng cá nhân hoặc nhóm công chúng cụ thể, dựa trên những thu thập, phân tích dữ liệu và sử dụng tới công nghệ tự động hóa.

Nói cách khác, marketing cá nhân là một chiến lược mà thương hiệu đưa ra những thông điệp chọn lọc thông qua sản phẩm để mang tới khách hàng dựa trên những phân tích về nhân khẩu học, nền tảng và hành vi khách hàng,…

Một cách dễ hiểu hơn, personalized marketing là công chúng như được thấy chính bản thân mình thông qua sản phẩm của thương hiệu.

personalized marketing
Personalized Marketing – Cá nhân hóa trong sản phẩm của thương hiệu

Lợi ích của Marketing cá nhân hóa đối với doanh nghiệp

Tăng trải nghiệm của khách hàng

Mỗi một sản phẩm mà thương hiệu mang tới công chúng bằng phương pháp marketing cá nhân hóa, đều ẩn chứa thông điệp, câu chuyện cụ thể mà ở đó, khách hàng như được trải nghiệm mới, hay nhìn thấy chính câu chuyện của mình ở đó. Từ đó, khách hàng sẽ có những trải nghiệm riêng, những câu chuyện thú vị đa dạng, tạo sự thoải mái hơn trong lựa chọn của họ, phù hợp nhu cầu của từng đối tượng công chúng.

Tăng doanh số

Với hiệu quả xác định được kênh ưu tiên đối với tệp công chúng mục tiêu, personalized marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả hơn, nhanh nhất, chuẩn nhất tới nhóm khách hàng quan tâm. Điều này giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI.

Thậm chí, với lợi ích tăng trải nghiệm của khách hàng nêu mục trước, nhóm công chúng tiếp cận tới sản phẩm cũng được mở rộng hơn. Điều này góp phần quan trọng trong tăng doanh thu sản phẩm.

Tăng lượng khách hàng trung thành với thương hiệu

Với chiến lược marketing cá nhân hóa, đa số doanh nghiệp thành công đều thu được một lượng khách hàng ổn định và lâu dài. Bởi hiệu quả về sự hài lòng của khách hàng tới sản phẩm. Dường như họ cũng cảm nhận được đây chính là sản phẩm phù hợp nhất với họ, là điều họ cần thông qua ý nghĩa thông điệp hay câu chuyện họ được thấy từ sản phẩm đó.

Phối hợp linh hoạt giữa các kênh truyền thông

Công chúng khi tương tác với thương hiệu cần sử dụng qua nhiều kênh truyền thông. Ví dụ như: email, mạng xã hội, smartphone,… Bởi vậy, các thương hiệu cần tạo ra sự nhất quán trên các kênh truyền thông khác nhau mà doanh nghiệp sử dụng trong suốt chiến dịch của mình.  Khi được trải nghiệm tại cửa hàng cảm thấy phù hợp như khi trải nghiệm trên ứng dụng, thương hiệu sẽ ghi điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng.

personalized marketing
Sự phối hợp linh hoạt giữa các kênh truyền thông cho hiệu quả marketing cá nhân hóa tốt nhất

Những yêu cầu thiết yếu khi áp dụng Personalized Marketing

Công nghệ

Một yêu cầu lớn dành cho marketer khi thực hiện chiến dịch marketing cá nhân hóa, đó là phải luôn cập nhật xu hướng công nghệ mới theo thời đại. Bởi yếu tố thu thập dữ liệu và tự động hóa vô cùng quan trọng trong quá trình cá nhân hóa, cùng với đó là thuật toán thông minh trong phân tích dữ liệu.

Nguồn lực và thời gian

Bên cạnh công nghệ, đội ngũ chuyên viên có chuyên môn và thời gian đủ để thực hiện chiến dịch cũng là yêu cầu quan trọng đi kèm. Đối với mỗi quá trình cá nhân hóa được thực hiện, việc có đội ngũ nhân lực nhiệt huyết, vững chuyên môn và thời gian đầu tư là yếu tố quyết định quan trọng đến thành công của chiến dịch. Bởi phương pháp marketing này yêu cầu một khoảng thời gian đầu tư nhất định với chuyên môn cao cho thu thập và phân tích insight khách hàng, cho ra ý tưởng phù hợp nhất.

Như vậy, đầu tư cho một chiến dịch personalized marketing cần thời gian và nhân lực rất “công phu”, tâm huyết. Bởi lẽ đó mà không phải tất cả các đơn vị nhãn hàng nào cũng sẵn sàng dành thời gian và nguồn lực cho một chiến dịch marketing cá nhân hóa thành công.

Chiến lược xác định phân khúc khách hàng thật chuẩn xác

Phân khúc khách hàng chuẩn xác, khoa học trên các kênh truyền thông cụ thể giúp cải thiện hiệu suất. Đối với mỗi kênh truyền thông, việc xác định công chúng mục tiêu tiếp cận thường xuyên là điều cần thiết.

Ví dụ, nhóm công chúng mục tiêu của kênh mạng xã hội tiktok, instagram sẽ là giới trẻ; nhóm công chúng mục tiêu của youtube là đối tượng người đi làm, độ tuổi 25-40,… Qua đó, mỗi một phân khúc khách hàng trên các kênh cần được xác định đúng để đưa ra những chiến lược nhỏ cụ thể, phù hợp, tiếp cận được tốt nhất. Ngoài xác định nhóm công chúng theo độ tuổi, marketer cần xác định dựa trên yếu tố khác: nhu cầu giới tính, phong cách sống, quan điểm xã hội,… để tạo ra những nhóm phân khúc đặc trưng.

Thực tế khảo sát cho thấy, đa số doanh nghiệp vẫn còn khó khăn để vượt qua những phân khúc cơ bản. 85% thương hiệu xác nhận chiến lược phân khúc của họ dựa trên phân khúc rộng và đơn giản, chưa có phân khúc cụ thể, sâu hơn, nghiêng về đặc thù nhóm. Bởi vậy, đây cũng là một yêu cầu quan trọng đối với marketer trong thực hiện chiến lược Marketing cá nhân hóa hiệu quả.

personalized marketing
Xác định phân khúc khách hàng chuẩn xác

Các nhãn hàng đã thành công với Personalized Marketing ra sao?

Spotify

Cá nhân hóa trong trải nghiệm ứng dụng Spotify được xem như điểm nóng trong chiến dịch marketing của họ. Sử dụng công nghệ machine-learning (máy tự học), Spotify thu thập và phân tích cụ thể thói quen nghe nhạc của từng đối tượng công chúng truy cập. Qua đó đưa ra những gợi ý về playlist hay bản nhạc phù hợp với dòng nhạc hay nghệ sĩ mà chủ tài khoản quan tâm.

Spotify cho biết, khi người dùng lựa chọn loại nhạc cho từng thời điểm, cá tính của họ như được gửi qua bài hát họ chọn. Họ đang làm gì, tâm trạng lúc này của khách hàng ra sao?… Tất cả đều được ghi nhận lại bởi cơ chế phân tích hành vi nghe nhạc người dùng (Streaming Intelligence) của Spotify. Có thể nói, Spotify mang đến một cơ hội “độc nhất vô nhị” trong truyền tải thông điệp, đó là “Đúng người đúng thời điểm”.

personalized marketing
List nhạc được tạo ra trên kết quả phân tích marketing cá nhân hóa của Spotify

Coca Cola

Coca Cola bắt đầu thực hiện chiến dịch “Share a Coke” ở Australia vào năm 2011, tiếp đó là Mỹ năm 2014. Đây có thể coi là sự mới mẻ của nhãn hàng này để tiếp cận với giới trẻ khi tiến hành in một số tên gọi phổ biến lên vỏ lon và chai Coca Cola. Chiến dịch này chính là một ví dụ điển hình cho thành công của Personalized Marketing.

Cùng với đó, Coca Cola tại Anh cũng thực hiện in tên một số địa danh nổi tiếng trên vỏ lon như Hawai hay Miami. Mục đích của sáng tạo này là “Nhắc nhở mọi người về sự sảng khoái và hương vị tuyệt vời mà chỉ một cốc Coke lạnh có thể mang lại vào một ngày hè nóng nực”.

Không dừng lại ở những ý tưởng quảng cáo thông minh, Coca Cola tạo thêm thành công cho chiến dịch Personalized Marketing của mình khi có hàng loạt các cuộc thi đính kèm như: “Tự sướng với vỏ chai mang tên mình”, “Bản đồ các tên sẽ được Coca Cola in trên vỏ chai”.

Kích thích sự tò mò, tạo cảm giác thích thú khi nhìn thấy tên mình trên những gian hàng của Coca, cá nhân hóa sản phẩm và đưa khách hàng trên hành trình tìm kiếm, đó là những yếu tố khiến cho chiến dịch của Coca Cola tạo thành công và tiếng vang trên cả thế giới và Việt Nam. Trên trang cá nhân mạng xã hội của người nổi tiếng, những hình ảnh về chai Coca Cola có in tên họ được đăng tải rộng rãi, tạo nên hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ.

Chiến dịch in tên trên vỏ lon nước Coca Cola đã tạo được tiếng vang lớn. Thương hiệu này sau khi thực hiện chiến dịch đã có được gia tăng doanh thu lớn hơn rất nhiều trong khoảng 4 năm tại Mỹ.

personalized marketing
Marketing cá nhân hóa của Coca Cola luôn được sáng tạo với những ý tưởng độc đáo

Amazon

Chiến dịch marketing cá nhân hóa của Amazon triển khai từ 2013. Website Amazon có phần gợi ý sản phẩm và case study, khiến khách hàng khi truy cập vào không thể không “click” ngay vào những sản phẩm được gợi ý.

Với ảnh trên là gợi ý cho công chúng yêu thích và hay tìm kiếm các sản phẩm liên quan đến phong cách hiphop. Amazon có được thông tin này và dựa vào đó, chinh phục khách hàng bằng những gợi ý sản phẩm liên quan. Khi vào trang chủ của web, những sản phẩm phù hợp sẽ xuất hiện trong phần “Recommendation”.

Từ những thông tin thu thập từ nhóm khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, marketer có thể sắp xếp phân khúc thị trường nhỏ hơn, chi tiết hơn, tăng hiệu quả tiếp nhận, cung cấp chính xác dịch vụ và sản phẩm đúng nhu cầu. Đó chính là cách tạo ra một trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng dựa trên mong muốn của họ mà Amazon đã làm được.

personalized marketing
Hình ảnh website Amazon gợi ý tới khách hàng yêu thích hiphop

Snapchat

Ứng dụng Bitmoji của Snapchat cho phép người dùng thiết kế hình đại diện dựa trên những đặc điểm khuôn mặt của chủ sở hữu.

Cùng với đó, Snapchat mang đến mỗi ngày một câu chuyện được tạo tự động từ dữ liệu khám phá khách hàng của họ – đó là “Câu chuyện Bitmoji”. Điểm độc đáo của sự kiện này là hình đại diện trong mỗi câu chuyện chính là bạn. Hơn nữa, nếu gần đây bạn đã nói chuyện với một người bạn qua Bitmoji, bạn cũng sẽ thấy được người bạn đó xuất hiện trong chính câu chuyện của mình.

Qua đó, Snapchat khéo léo tiếp cận thương hiệu của mình tới công chúng qua những câu chuyện tạo ra cho họ, dù họ chưa hứng thú. Khi người dùng tham gia câu chuyện của Bitmoji, họ có thể thấy thương hiệu hay nội dung thu hút qua câu chuyện đó. Đây chính là cách mà Snapchat sử dụng Personalized Marketing trong chiến dịch này.

personalized marketing
Snapchat cho người dùng tạo avatar của chính họ

Iberia Airlines

Năm 2016, khách hàng của Iberia Airlines đã nhận được email mang nội dung như sau: “Nếu bạn được chọn một địa điểm để đi du lịch, bạn sẽ đi đâu? Và bạn sẽ đi với ai?” Cùng với đó, khách hàng được dẫn link đến 1 trang để trả lời bảng hỏi, điền địa chỉ email của người mà bạn muốn đi cùng. Sau đó, người bạn đồng hành đó sẽ nhận được email chào đón thông tin về kỳ nghỉ tương lai trong mơ đó. Để xem được thông tin, người đó sẽ phải bấm vào đường link cho kèm theo.

Iberia Airlines sau đó sử dụng cookie của người bạn đó dựa trên sự cho phép từ chủ thể, để khiến họ thấy được những banner quảng cáo trên các website về gợi ý ý tưởng cho quà tặng Giáng sinh hoàn hảo. Món quà đó chính là kỳ nghỉ trong mơ, với những nội dung khiến khách hàng được thôi thúc thực hiện chuyến đi đó: “Không bao giờ là quá muộn để thực hiện giấc mơ của Amanda. Hãy đến Mykonos cùng cô ấy.”

Đây là một ý tưởng cho Personalized marketing thú vị, độc đáo mà Iberia Airlines tạo ra. Điểm đặc biệt của chiến dịch marketing cá nhân hóa này là họ đã dùng cookie chính thống của khách hàng một cách hiệu quả, dựa trên sự đồng thuận của người dùng đó.

Kết luận

Personalized Marketing chính là để khách hàng thấy được, thương hiệu của bạn đang rất nỗ lực lắng nghe, chạm tới nguyện vọng của họ. Hãy đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch này bằng quy trình thực hiện khoa học, bài bản, với những nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch và thử nghiệm cẩn thận trước khi bạn quyết định bước vào bất kỳ một chiến dịch marketing cá nhân hóa nào.

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, tìm hiểu insight khách hàng chuẩn xác, tạo cho mình những câu hỏi: “Điều gì khiến trái tim mình rung cảm?”; “Điều bản thân thật sự mong cầu lúc này là gì?”; “Nó có gì thú vị để thu hút ta hay không?”. Đáp án sẽ cho bạn những ý tưởng khác biệt.

TMO Agency chúc các marketer thành công trong các chiến lược Marketing của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Home
Profile
Liên hệ
Dịch vụ
Tìm kiếm
×

Gọi điện ngay