Với mục đích có được nguồn doanh thu lâu dài hay tạo lập được tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thì việc tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả đóng vai trò then chốt trong sự thành công của doanh nghiệp. Trong bài viết này, mời các bạn cùng TMO Agency đi tìm hiểu về khái niệm cũng như cách xây dựng một chiến lược marketing phù hợp nhất nhé!
Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing được ví như là một kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt động truyền thông, quảng bá, xây dựng các thông số liên quan đến sản phẩm/dịch vụ,…. nhằm thỏa mãn các nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu.
Theo Philip Kotler: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu,…”
Một chiến lược hiệu quả và bền vững sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố: sự khác biệt nổi trội và đặc biệt mà chỉ thương hiệu của bạn mới có trên thị trường, thông điệp xuyên suốt mà thương hiệu luôn hướng đến xây dựng, thông điệp cụ thể nhất dành cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu và cuối cùng là những phương án để triển khai chiến lược một cách cụ thể nhất.
Cách để tạo lập chiến lược marketing hiệu quả
Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu chính là trung tâm mà bạn phải luôn phải tập trung xoay quanh, hiểu thấu nỗi niềm, nhu cầu và sự thay đổi của họ. Bởi suy cho cùng, marketing là mọi hành động mà doanh nghiệp thực hiện để đáp ứng và giải quyết được nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mà thương hiệu đang hướng đến.
Để có thể hiểu thấu, gây ấn tượng với nhóm khách hàng này bạn có thể thực hiện từng bước: nghiên cứu, tạo cảm tình, gây ấn tượng hay truyền thông tiếp cận…
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ không tập trung đầu tư chi phí vào tạo ra các cuộc khảo sát thực tế để có được insight khách hàng mà họ sẽ đưa ra các giả định. Đây là một sai lầm khá lớn vì giả định có thể không sát sao so với thực tế dễ dẫn đến việc đi lối đi không hiệu quả xuyên suốt quá trình triển khai chiến lược.
Để có được bản chân dung khách hàng chính xác nhất, doanh nghiệp có thể tung ra các cuộc khảo sát có phần quà để thu hút khách hàng tham gia. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào các số liệu đã được kiểm chứng thông qua các cuộc khảo sát lớn có độ tin cậy cao.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường
Đây là một bước rất quan trọng khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khi kinh doanh bất kì sản phẩm/dịch vụ nào thì bạn cũng sẽ có đối thủ của mình. Ngay cả những thị trường ngách cũng có đối thủ tiềm tàng và ẩn giấu. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh giúp bạn có thể phân tích được thành bại, những thứ đối thủ đang triển khai tốt để học hỏi hay những hạn chế của họ mà mình có thể làm tốt hơn để khai thác và thu hút được khách hàng, tạo ra điểm mạnh riêng biệt cho thương hiệu của bạn.
Bạn có thể tìm hiểu điều này thông qua các kênh truyền thông của đối thủ, tham quan trực tiếp hệ thống gian hàng hay trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của họ và cảm nhận.
Lựa các kênh truyền thông marketing của doanh nghiệp
Để truyền tải thông điệp tới khách hàng bạn có thể sử dụng rất nhiều các cách thức như: quảng bá qua TVC, công cụ pr (báo, đài,…) hay quảng cáo trên các trang mạng xã hội, truyền tải thông điệp qua điểm bán trực tiếp, affiliate marketing,…
Thiết lập các mục tiêu marketing
Các mục tiêu marketing phải xây dựng để có thể đo lường được. Chúng ta có thể bám vào mô hình SMART để xây dựng nên các mục tiêu này.
- S – Specific: cụ thể, chi tiết
- M – Measurable: đo lường được, có số liệu để cân đo
- A – Attainable: thực hiện được
- R – Relevant: liên quan đến sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
- T – Time frame: có khung thời gian để thực hiện
Các loại chiến lược marketing mà doanh nghiệp SME không thể bỏ qua
Đối với các doanh nghiệp SME, một số chiến lược marketing đỉnh cao không thể bỏ qua là:
Tăng giá trị sản phẩm không đồng nghĩa tăng giá bán
Trong chiến lược tăng giá trị sản phẩm, người hưởng lợi lớn nhất là khách hàng. Sau khi tung ra thị trường những sản phẩm mới, thu hút sự quan tâm của khách hàng, doanh nghiệp nên tạo giá bán thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn. Sau đó, đối thủ sẽ hạ giá bán để cạnh tranh với sản phẩm của bạn.
Ngay thời điểm này, bạn nên đưa ra các giải pháp và động thái để tăng giá trị sản phẩm. Lúc này, giá bán vẫn không đổi sẽ có lợi hơn hẳn so với việc giảm giá theo đối thủ. Việc áp dụng những công nghệ mới làm giảm giá thành sản phẩm, gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm sẽ làm hài lòng khách hàng hơn.
Hợp tác cùng các doanh nghiệp khác
Đây là một trong số chiến lược marketing dành cho B2B mà một doanh nghiệp SME nên có. Theo thống kê, các doanh nghiệp nhỏ chiếm đến 98% số lượng đơn vị kinh doanh trên cả nước. Do tỷ lệ cạnh tranh và đào thải nhanh, các doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình. Chiến lược marketing này sẽ giúp bạn vào thời điểm này.
Việc kết hợp, hợp tác với những doanh nghiệp lớn, mạnh hơn sẽ giúp tối ưu hóa chi phí marketing. Đồng thời, giúp định vị thương hiệu trên thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Thông qua các mối quan hệ thương mại lâu dài và bền vững, doanh nghiệp SME sẽ có thế mạnh cạnh tranh trên thương trường.
Bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là một trong những chiến lược marketing cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Áp dụng cho cả doanh nghiệp lớn hay nhỏ, bán hàng trực tiếp đều góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng doanh nghiệp.
Bằng cách tiếp xúc và gặp mặt trực tiếp với khách hàng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ: Tính năng, công dụng và hoạt động sản phẩm đó. Chiến lược marketing này tiết kiệm chi phí nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên bán hàng tốt, nắm bắt tâm lý khách hàng,… để thuyết phục họ.
Internet Marketing/ Social Marketing
Các chiến lược marketing trên các trang mạng xã hội thường mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và được áp dụng rộng rãi. Phần vì internet trong thời đại 4.0 đang không ngừng phát triển, lên đến 64 triệu, tương đương với 67% tổng dân số theo thống kê năm 2018. Trong đó mạng xã hội facebook là thị trường tiềm năng nhất.
Xu hướng marketing gắn liền với Internet thông qua các kênh social media hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Sẽ không lâu nữa, các hoạt động tiếp thị sẽ thực hiện trên phương tiện truyền thông xã hội, email, blog, vlog, web,… nhiều hơn.
Lợi ích đầu tiên và thiết thực khi triển khai chiến lược marketing trên Internet Marketing/ Social Marketing là chi phí thấp nhưng hiệu quả lại cực lớn. Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng mọi lúc mọi nơi. Để chiến lược này thành công mỹ mãn, doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng những nội dung thiết thực và nổi bật.
Chăm sóc khách hàng
Để nâng cao uy tín trong dịch vụ của một doanh nghiệp, việc chăm sóc khách hàng tận tâm, chu đáo ngay cả khi họ là khách hàng cũ cũng phải đầu tư nghiêm túc. Chiến lượng marketing chăm sóc khách hàng ít tốn kém chi phí để giữ chân khách hàng.
Do vậy, với những doanh nghiệp SME với ngân sách chưa thật sự dư dả không nên bỏ qua chiến lược này. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng giúp tăng tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng: Chương trình giảm giá, tặng quà, tặng voucher, tặng quà nhân ngày sinh nhật,…
Ngoài ra, để đảm bảo không bỏ sót khách hàng trong quá trình chăm sóc, tái tiếp thị, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng để hỗ trợ.
Tận dụng truyền thông địa phương
Truyền thông địa phương cũng là một chiến lược marketing thông minh và tiết kiệm ngân sách dành cho các doanh nghiệp SME và doanh nghiệp lớn. Thị trường địa phương với đa dạng kênh truyền thông, chi phí thấp và dễ tiếp cận, nhất là khi doanh nghiệp của bạn mang lại lợi ích cho cộng đồng. Lúc này, hiệu quả marketing mang lại là rất lớn, vừa phát triển thương hiệu, vừa phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lời kết
Bài viết trên đây của TMO Agency đã nêu ra những kiến thức cơ bản nhất xoay xung quanh cách tạo lập một chiến lược marketing hiệu quả. Hy vọng rằng bạn đã có thể từng bước hiểu rõ và đi sâu vào tạo lập bản chiến lược riêng cho doanh nghiệp mình.
Bài viết liên quan