Có một loại hình giao dịch, kinh doanh rất phổ biến trên toàn thế giới đó là mô hình C2C. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mô hình C2C cũng theo đó mà phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh thị trường. Hãy cùng TMO Agency đi tìm hiểu xem mô hình C2C là gì và những điều liên quan đến mô hình này trong bài viết sau đây nhé!
Mô hình C2C là gì?
Mô hình C2C, viết tắt của Consumer to Consumer, tạm dịch là: khách hàng tới khách hàng.
Đây là một mô hình kinh doanh tương đối đặc biệt, trong đó C2C đóng vai trò như một thị trường người mua và người bán đều là các cá nhân kết nối và tìm cách mua bán sản phẩm giữa họ với nhau, mà không có sự tham gia của doanh nghiệp.
Theo truyền thống ta sẽ thấy giống với mô hình “chợ trời”, nơi người bán và khách hàng trao đổi thông tin và giao dịch trực tiếp với nhau.
Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ số, người bán và khách hàng có thể giao dịch nhanh chóng và tiện lợi hơn thông qua nền tảng thứ ba là mạng internet, chẳng hạn như sàn thương mại điện tử hay các web đấu giá trung gian.
Vì sự đơn giản và tiện lợi mà thương mại điện tử mang lại, đã khiến mô hình thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho người dùng. Ngoài mô hình C2C, ta còn có các mô hình khác như B2B, B2C…
Mô hình C2C trong thương mại điện tử
Một số hoạt động phổ biến của mô hình C2C trong thương mại điện tử:
- Đấu giá: Cho phép người bán đăng sản phẩm lên các nền tảng giao dịch trung gian như eBay, Amazon.com… với một mức giá sàn. Và người mua sẽ là nhà thầu, ai trả giá cao hơn sẽ được sở hữu sản phẩm.
- Giao dịch trao đổi: Là hoạt động mà hai cá nhân trao đổi thông tin hay hàng hóa/ dịch vụ với nhau không phải bằng tiền, mà bằng vật ngang giá.
- Dịch vụ hỗ trợ: Mô hình C2C là hoạt động mua bán giữa 2 người xa lạ, vì vậy vấn đề chất lượng sản phẩm hay thanh toán là mối lo ngại của khách hàng. Từ đó xuất hiện những dịch vụ hỗ trợ để giải quyết những mối lo ngại đó, điển hình là dịch vụ thanh toán Paypal.
- Bán tài sản ảo: Là những vật phẩm trong game mà người bán sở hữu được qua thắng giải hay sưu tầm, từ đó có thể trao đổi/mua bán như một sản phẩm thông thường.
Vô vàn lợi ích kinh doanh theo mô hình C2C trong thương mại điện tử:
Rao bán dễ dàng hơn, với số lượng tùy ý
Đối với đồ đạc không dùng tới nữa, bạn có thể đăng lên để rao bán lại trên sàn điện tử C2C, điều mà các trang web khác không làm được. Vừa giúp tận dụng tối đa công dụng của sản phẩm, vừa giúp bạn có thêm khoản thu.
Kết nối linh hoạt giữa kẻ mua – người bán
Trên các trang thương mại điện tử C2C hay đơn giản như Facebook, Instagram… người bán dễ dàng đăng sản phẩm của mình lên, người mua nhanh chóng tìm được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của mình. Hơn nữa, khi khách hàng sử dụng sản phẩm tốt, họ sẽ giới thiệu với bạn bè, người thân… giúp người bán mở rộng kết nối với khách hàng linh hoạt hơn.
Giảm chi phí môi giới
Những sản phẩm, dịch vụ được đăng bán trực tiếp trong mô hình C2C, không qua trung gian nên giá bán không bị ảnh hưởng của nhà sản xuất, nhà buôn bán hay định giá truyền thông. Vì thế sản phẩm đến tay khách hàng với mức giá rẻ hơn mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Hơn nữa người mua có thể kết nối trực tiếp với người bán để thương lượng mức giá phải chăng.
Trong sàn giao dịch thương mại điện tử, mô hình C2C ở Việt Nam hiện đang nổi bật nhất, dễ dàng được biết đến với những nền tảng: Shopee, Lazada, Tiki, Chotot, Sendo… Người dùng sẽ đăng tin rao bán sản phẩm của mình theo từng ngành hàng khác nhau: thời gian, đồ gia dụng, thực phẩm, đồ điện tử… Nhưng không cung cấp dịch vụ khác mang tính đảm bảo như vận chuyển hay thanh toán.Vậy nên ta có đơn vị đảm bảo vận chuyển: GHN, Giaohangtietkiem… Hay đơn vị đảm bảo khâu thanh toán: ví Momo, Airpay…
Mô hình C2C của Shopee
Shopee ra mắt từ tháng 8 năm 2016, đến nay nó đã trở thành một trong những trang thương mại điện tử hàng đầu tại nhiều nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Với mô hình chủ yếu là C2C (Consumer to Consumer), khác với Tiki và Lazada (Marketplace), Shopee cung cấp các sản phẩm và ngành hàng đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.
Ưu điểm của mô hình C2C Shopee
Chỉ với một thiết bị kết nối internet và một tài khoản trên Shopee bạn có thể dễ dàng trở thành người bán: quảng bá hình ảnh, đăng bán sản phẩm hoặc người mua: dễ dàng tìm kiếm, thoải mái lựa chọn sản phẩm. Hay là đóng vai trò cả người mua và người bán.
Mặt khác, mô hình C2C của Shopee còn có tính năng như: chat, đanh giá, theo dõi, chia sẻ sản phẩm. Giúp người mua có thêm thông tin về sản phẩm, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian trong giao dịch thương mại.
Nhược điểm của mô hình C2C Shopee
Cũng chính vì mô hình C2C nên Shopee rất khó kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như độ uy tín của người bán. Hệ quả là Shopee nhận về không ít đơn khiếu nại và báo cáo xấu từ người mua hàng. Vậy nên chính sách “Shopee đảm bảo” được đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng. Theo chính sách phải đảm bảo người mua nhận được hàng và không có bất kỳ khiếu nại nào về sản phẩm thì người bán mới nhận được khoản thanh toán.
Với một tài khoản Shopee bạn có thể vừa là người bán, vừa là người mua. Với sàn giao dịch này, người bán và người mua là tương đương nhau. Nên trong trường hợp bạn nhận hàng chậm hoặc không nhận được hàng thì Shopee sẽ báo lại hủy đơn chứ không xin lỗi. Shopee chỉ đơn giản là cầu nối giữa các cá nhân, nên không có trách nhiệm giải quyết vấn đề.
Lời kết
Trên đây là đôi nét về mô hình kinh doanh C2C trên nền tảng thương mại điện tử. Có thể thấy C2C Marketing vừa là cơ hội kinh doanh, vừa mang nhiều rủi ro. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mô hình C2C là gì, giúp bạn trở thành người kinh doanh bản lĩnh hay người tiêu dùng thông minh trên nền tảng thương mại điện tử phát tiển như hiện nay.
Bài viết liên quan