Không phải người mới bắt đầu kinh doanh nào cũng biết B2C là gì và vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ hay hộ kinh doanh nên đánh mạnh vào mô hình này. Cùng tìm hiểu thêm mô hình đó là gì và vì sao nó lại phát triển mạnh đến vậy.

B2C là gì?

B2C là gì? B2C (Business To Consumer) là loại giao dịch thương mại trong đó các doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng. Trong đó, người tiêu dùng là người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Mô hình B2C là gì?

B2C là một trong bốn loại hình thương mại điện tử, cùng với B2B (business to business), C2B (customer to business) và C2C (customer to customer).  Trong số 4 mô hình trên, mô hình B2C là một trong những mô hình bán hàng phổ biến và được biết đến nhiều nhất hiện nay.

Ví dụ về mô hình B2C

Theo truyền thống việc thanh toán, ăn uống tại nhà hàng, hay mua sắm tại các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim đều là ví dụ của giao dịch B2C. Ý tưởng về B2C lần đầu tiên được sử dụng năm 1979 bởi Michael Aldrich. Ông đã sử dụng truyền hình làm phương tiện chính để tiếp cận người tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của Internet từ cuối những năm 90 đến nay, thương mại điện tử thông qua các trang web như Amazon, Shopee, Lazada,… cũng tăng trưởng không ngừng. Việc bạn mua một quyển sách trên Tiki chính là bạn đã tham gia vào mô hình B2C. Mô hình B2C trực tuyến đã trở thành một mối đe dọa đối với các nhà bán lẻ truyền thống nhờ khả năng cạnh tranh cao về giá và chăm sóc người tiêu dùng.

Đặc điểm của mô hình B2C

Đặc điểm chính của mô hình B2C là nó nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân. Những người dùng cá nhân chỉ có mong muốn xem sản phẩm trên internet và mua hàng hóa phục vụ nhu cầu của mình về dùng và kết thúc chu kì bán hàng, không phát sinh giao dịch nào nữa.

Giao dịch B2C sẽ không tốn quá nhiều thời gian, công sức đàm phán do khối lượng giao dịch thấp. Ngoài ra các thắc mắc của khách hàng như điều kiện mua hàng, giá cả, chính sách, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật chi tiết trên nền tảng mua bán điện tử. Người mua hoàn toàn có thể tham khảo và trao đổi trước khi chốt đơn với doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi như một giao dịch truyền thống.

Một số mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay

Người bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình B2C phổ biến nhất, nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng Nhà cung ứng có thể bao gồm các doanh nghiệp nhỏ,  nhà sản xuất hoặc là của các cửa hàng bách hóa bán sản phẩm đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau trên nền tảng trực tuyến.

Trung gian trực tiếp

Những B2C trung gian trực tuyến không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ vai trò cầu nối, đưa người mua và người bán lại với nhau. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki là một ví dụ điển hình của hình thức B2C này, họ không thực sự có các kho hàng hay cung ứng dịch vụ đến khách hàng mà chỉ tạo nền tảng để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm từ các doanh nghiệp.

B2C dựa trên quảng cáo

Người bán thu hút khách hàng bằng việc cho họ sử dụng miễn phí nội dung trong trang web. Khi họ truy cập vào trang web, họ sẽ bắt gặp các quảng cáo và sản phẩm. Tức là khối lượng truy cập vào trang web được sử dụng để bán quảng cáo, những mặt hàng có trong trang web đó.

B2C dựa vào cộng đồng

Doanh nghiệp xây dựng cộng động vì mục đích, sở thích chung trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến như: Facebook, Zalo, Instagram,… Các cộng đồng này càng có lượt tham gia và tương tác cao thì hiệu quả quảng bá của B2C càng tốt. Nhờ 2 tiêu chí là vị trí địa lý và nhân khẩu học, mô hình này giúp doanh nghiệp thu hút đúng đối tượng khách hàng hơn.

B2C dựa trên phí sử dụng dịch vụ

Mô hình này phổ biến trên các ứng dụng, phần mềm hay các trang web cung ứng dịch vụ mà khi người tiêu dùng muốn sử dụng thì phải trả phí. Nhiều ứng dụng, phần mềm hay các trang web này sẽ cho người tiêu dùng trải nghiệm miễn phí trong thời gian giới hạn sau đó sẽ tính phí cho hầu hết nội dung, tiện ích. Ví dụ như Netflix tính phí để người tiêu dùng có thể xem các nội dung của họ.

Xu hướng B2C trong kinh doanh tại Việt Nam năm 2024

Tại Việt Nam B2C có 4 dạng chính: website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến.

Là 1 trong 20 nước có tỷ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới (Nguồn: Báo cáo Việt Nam Digital 2020) cùng với việc gần như mỗi người dân đều dùng điện thoại thông minh khiến việc tiếp cận các sàn thương mại điện tử dễ dàng hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng tận hưởng sự tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến ngay tại nhà của họ, trong khi các doanh nghiệp phát triển mạnh nhờ chi phí thấp. Với mặt tiền cửa hàng ảo, doanh nghiệp không cần thuê hoặc sở hữu mặt tiền cửa hàng khang trang hay dự trữ quá nhiều hàng. Điều này là lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn như cửa hàng quần áo và phụ kiện. Ngoài ra các trung tâm vận chuyển và thực hiện dropshipping cũng đã phát triển đồng bộ, cho phép tiếp cận B2C nhiều lớp.

Theo hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, trong giai đoạn nền kinh tế lao đao giữa cao điểm của đại dịch Covid-19 (từ tháng 2 tới hết tháng 4/2020) việc bán hàng online qua các trang thương mại điện tử B2C của một số doanh nghiệp vẫn mang lại từ 20-30% doanh thu, đặc biệt tăng mạnh với mặt hàng thiết yếu như thiết bị y tế, khẩu trang, nước rửa tay, thực phẩm…

Ngoài sự phát triển lớn ở sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng di động cũng là một khía cạnh đáng xem xét: theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử (2020) chỉ ra, năm 2019 có khoảng 17% doanh nghiệp cho biết có website phiên bản di động, tuy nhiên tỷ lệ này ít biến động trong nhiều năm trở lại đây.

Do đây cũng là một hình thức kinh doanh mới nên khung pháp lý vẫn đang được Nhà nước rà soát, hoàn thiện dần. Ngoài ra với hạ tầng dịch vụ chuyển phát và hạ tầng logistics phát triển cùng thương mại điện tử, các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa ngày càng thông suốt, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tạm kết

Mong rằng những chia sẻ trên đây của TMO Agency sẽ giúp các bạn hiểu được B2C là gì và cách mà mô hình này vận hành để có thể quản lý doanh nghiệp của mình một cách đúng hướng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Home
Profile
Liên hệ
Dịch vụ
Tìm kiếm
×

Gọi điện ngay

Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)