Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, khi cho ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới đều cần phải tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Và để thực hiện tìm kiếm khách hàng một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần hiểu rõ tìm kiếm khách hàng là gì, quy trình tìm kiếm khách hàng gồm những bước nào và các kỹ năng cần có nhằm triển khai các cách tìm kiếm khách hàng đạt hiệu quả như mong đợi. Trong nội dung bài viết dưới đây, TMO Agency sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho tất cả những vấn đề này!

Khách hàng tiềm năng là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì khách hàng tiềm năng chính là những đối tượng quan tâm và có khả năng sẽ mua hoặc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Trong khi đó, khách hàng thân thiết/ trung thành là những người đã mua sản phẩm, dịch vụ và có sự yêu thích lâu dài với thương hiệu. Và để khách hàng tiềm năng có niềm tin với thương hiệu, cần có thời gian để họ tiếp xúc, trải nghiệm, từ đó nhìn ra được những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ và đặt lòng tin vào sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mà họ quan tâm.

tìm kiếm khách hàng

Tìm kiếm khách hàng là gì? Vai trò của công việc tìm kiếm khách hàng mới?

Tìm kiếm khách hàng chính là việc vận dụng những phương thức, kỹ năng, đôi khi là cả các mối quan hệ để có thể thu thập thông tin liên quan đến khách hàng. Cụ thể là họ tên, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, email, tình trạng cuộc sống, nhu cầu mua hàng,… Qua đó xây dựng kế hoạch tư vấn, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty để thuyết phục khách hàng hợp tác, ký kết hợp đồng một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Vai trò của công việc tìm kiếm khách hàng mới sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và kết quả công việc của các nhân viên kinh doanh nói riêng. Đó là:

  • Khách hàng được coi là nguồn tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp và nhân viên kinh doanh. Chỉ khi có khách hàng thì công ty mới tiêu thụ (bán) được sản phẩm hay dịch vụ của mình.
  • Khách hàng là yếu tố quan trọng, xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, người kinh doanh đều liên quan đến khách hàng. Điển hình là đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ phải được xây dựng, thiết kế, sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Không những vậy, các phương thức tiếp thị, chiến lược truyền thông, bán hàng đều hướng đến khách hàng.
  • Việc tìm kiếm khách hàng mới sẽ giúp nhân viên kinh doanh chủ động hơn trong quá trình thực hiện các chiến lược, cách thức tiếp thị dịch vụ, sản phẩm, đưa chúng đến gần với khách hàng hơn để từ đó mang về doanh thu cho công ty cũng như cá nhân người nhân viên kinh doanh.
  • Thực hiện tìm kiếm khách hàng một cách bài bản sẽ giúp doanh nghiệp xác định được rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ, đồng thời đưa ra những cái tiến và hướng mở rộng phạm vi kinh doanh.

tìm kiếm khách hàng

Nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng gì để tìm kiếm được khách hàng?

Trong hầu hết các ngành nghề trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các ngành Marketing, Bất động sản, Bảo hiểm, Ngân hàng,… việc tìm các khách hàng mới là hết sức cần thiết. Và muốn công cuộc tìm kiếm khách hàng mới đạt hiệu quả như mong đợi, nhân viên kinh doanh cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: Đặc thù công việc của nhân viên kinh doanh là thường xuyên tiếp xúc với đối tác, khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, cấp bậc khác nhau, từ người trẻ tuổi cho đến người lớn tuổi, từ cá nhân cho đến tổ chức. Chính vì thế, việc có được khả năng giao tiếp khéo léo, thông minh sẽ hỗ trợ nhân viên kinh doanh rất nhiều trong quá trình thuyết phục khách hàng chốt hợp đồng.
  • Kỹ năng bán hàng: Một trong những kỹ năng không thể thiếu của nhân viên kinh doanh là kỹ năng bán hàng. Đây là kỹ năng giúp họ hiểu hơn về khách hàng, cùng với đó là tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc cả khách hàng cũ, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. Qua đó giúp công việc bán sản phẩm, dịch vụ được thuận lợi như mong đợi.
  • Kỹ năng chuyên môn: Nhân viên bán hàng phải là người có sự am hiểu nhất định về sản phẩm, dịch vụ, có như vậy thì họ mới tư vấn được cho khách hàng một cách trôi chảy và trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Khi khách hàng có những thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ, người nhân viên kinh doanh cũng dễ dàng giải thích cho khách hàng mà không bị lúng túng, cuối cùng là thúc đẩy khách hàng nhanh chóng đưa ra lựa chọn mua sản phẩm, dịch vụ.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Nhân viên kinh doanh sẽ không thể lường trước được tất cả các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, do đó việc trang bị kỹ năng xử lý tình huống sẽ giúp người nhân viên gỡ rối vấn đề một cách chuyên nghiệp, không loay hoay, thiếu tự tin trước mặt khách hàng.
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Dù làm ở vị trí nào thì việc xây dựng mối quan hệ cũng đều rất cần thiết, đặc biệt là những người làm nhân viên kinh doanh. Bởi thông qua những mối quan hệ, người nhân viên có thể có được cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhanh chóng và thuận lợi hơn. Theo đó, người nhân viên kinh doanh cần nắm rõ rằng khách hàng cũ, khách hàng trung thành, những người đã từng sử dụng dịch vụ, sản phẩm chính là kênh quảng bá sản hiệu quả mà người bán hàng nên tận dụng để nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu hơn nữa.

tìm kiếm khách hàng

Quy trình tìm kiếm khách hàng mới

Ở phần nội dung này, Giải Pháp Marketing sẽ chia sẻ đến bạn cách tìm kiếm khách hàng nhanh chóng, hiệu quả. Cụ thể, cách tìm khách hàng này được triển khai theo quy trình 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Trên thị trường hiện nay, mỗi loại sản phẩm, dịch vụ lại hướng đến những đối tượng khách hàng riêng. Vậy nên nếu tìm cách tiếp cận toàn bộ khách hàng thì doanh nghiệp sẽ lãng phí rất nhiều nhân lực, thời gian và chi phí, hơn nữa hiệu quả kinh doanh đôi khi còn không cao.

Thay vào đó, doanh nghiệp cũng như đội ngũ nhân viên kinh doanh nên xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm, dịch vụ này là ai để tập trung tiếp thị.

Các đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp cùng nhân viên kinh doanh cần tìm hiểu bao gồm: Giới tính; Độ tuổi; Công việc;

Mức thu nhập; Đã lập gia đình hay vẫn độc thân; Sở thích; Lối sống và thói quen sinh hoạt; Những người có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng: Bố mẹ, gia đình, bạn bè, người nổi tiếng,…

Sau khi đã xác định rõ những đặc điểm vừa kể, cần tiến hành phân loại khách hàng mục tiêu thành các nhóm với mức độ tiềm năng khác nhau, gồm có:

  • Nhóm khách hàng mục tiêu: Là những khách hàng tiềm năng nhất mà doanh nghiệp/ nhân viên kinh doanh muốn tập trung hướng đến trong quá trình tìm kiếm khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Nhóm khách hàng mở rộng: Là đối tượng khách hàng có khả năng mua sản phẩm, dịch vụ cao nhưng không phải là đối tượng chủ yếu.
  • Nhóm khách hàng này thường có tỷ lệ mua, sử dụng dịch vụ, sản phẩm thấp hơn nhóm khách hàng mục tiêu.

tìm kiếm khách hàng

Bước 2: Xác định kênh tiếp cận khách hàng

Bước xác định kênh tiếp cận khách hàng cũng tương tự với việc trả lời câu hỏi “khách hàng mục tiêu sẽ đến từ đâu”. Và để tìm ra câu trả lời, nhân viên kinh doanh hay doanh nghiệp cần dựa vào những đặc điểm của khách hàng (đã nghiên cứu ở bước 1) nhằm tìm ra những kênh tiếp cận khách hàng nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Ví dụ như đối với khách hàng là phụ nữ, có thể tiếp cận họ thông qua mạng xã hội, những nhóm nội trợ, chăm sóc gia đình, làm đẹp trên Facebook. Còn các khách hàng thuộc nhóm người thành đạt, có thu nhập cao thì triển khai tiếp cận qua hội thảo, sự kiện ra mắt dịch vụ, sản phẩm. Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn có thể tiếp cận họ qua các diễn đàn, hội nhóm liên quan đến chủ đề vay vốn, khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh cũng có thể dựa vào nguồn khách hàng tiềm năng trong thực tế của ngành nghề đang làm việc để tìm kiếm kênh tiếp cận khách hàng phù hợp. Chẳng hạn như trong lĩnh vực bảo hiểm, nguồn khách hàng thường là khách cũ giới thiệu cho khách mới. Trong ngành ngân hàng thì các giao dịch thành công đến nhiều từ nguồn giới thiệu. Hay trong lĩnh vực bất động sản, những cuộc giao dịch thành công thường là nhờ những người đã mua giới thiệu hoặc các uy tín của các chủ đầu tư.

Bước 3: Lên phương án tiếp cận và thu hút khách hàng

Đến bước này, nhân viên kinh doanh cần lên phương án tiếp cận, thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuỳ theo kênh tìm kiếm khách hàng là kênh nào mà đưa ra phương án tiếp cận cho hợp lý.

Bước 3 lên kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng

Ví dụ như kênh tiếp cận khách hàng là mạng xã hội Facebook, Zalo,… thì cần tạo nội dung chất lượng, thường xuyên tương tác với khách hàng, tiến hành chạy quảng cáo hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu đã xác định trước đó. Còn nếu tiếp cận thông qua các kênh báo chí, cần chú ý lên nội dung quảng cáo phù hợp, đồng thời xác định vị trí đặt quảng cáo, tần suất và đơn vị quảng cáo hợp lý. Trong trường hợp tiếp cận khách hàng tại các sự kiện như hội chợ, hội thảo, triển lãm,… cần chú trọng đến cách giao tiếp với khách hàng tiềm năng và dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra, ngoài ra cũng nên chuẩn bị sẵn tài liệu về sản phẩm, dịch vụ để khách hàng dễ dàng nhận biết và nắm bắt thông tin hơn.

tìm kiếm khách hàng

Bước 4: Quản lý thông tin khách hàng

Bước 4 cần tiến hành quản lý thông tin khách hàng

Sau khi đã tiếp cận và thu thập được các thông tin liên quan đến khách hàng, cần sắp xếp lưu trữ và quản lý thông tin sao cho khoa học. Từ đó khai thác một cách tối đa và hiệu quả lượng thông tin đã thu thập được. Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý thông tin khách hàng, doanh nghiệp/ nhân viên kinh doanh có thể áp dụng vào thực tiễn hoặc tự quản lý theo các tiêu chí do chính doanh nghiệp/ cá nhân nhân viên kinh doanh đề ra.

Bước 5: Tổng hợp và đánh giá

Cuối cùng, khi khách hàng đã mua hay sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp/ nhân viên kinh doanh cần đưa ra những nhận định về đặc điểm, nhu cầu mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ và cảm nhận của khách hàng. Qua đó giúp doanh nghiệp/ nhân viên kinh doanh rút kinh nghiệm cho những sản phẩm, dịch vụ tiếp theo, cũng như cách thức tiếp cận, tư vấn cho khách hàng ở những lần sau.

13 cách tìm kiếm khách hàng cho người mới bắt đầu

Bạn có những sản phẩm hoặc dịch vụ thật tốt, bạn chắc chắn rất nhiều người sẽ cần sản phẩm của bạn, tuy nhiên như vậy chưa đủ. Khách hàng sẽ không tìm thấy bạn hoặc website của bạn chỉ vì bạn đã bắt đầu bán một sản phẩm hay một dịch vụ. Điều cần làm là, tất cả các chủ doanh nghiệp phải thực hiện những chiến lược để tìm kiếm khách hàng và tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Vậy làm thế nào để làm điều đó? Dưới đây là 13 cách tìm kiếm khách hàng để bạn bắt đầu.

Lập một kế hoạch

Hãy cân nhắc những ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Nếu sản phẩm của bạn để bán cho dân văn phòng, hãy nghĩ xem các phòng ban nào nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn nhất, và những ai trong số đó có thể sẵn sàng quyết định mua sản phẩm (hãy gọi điện thoại cho khách hàng của bạn trong trường hợp bạn không biết).

Sau đó, hãy tìm hiểu xem những người đó tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn như thế nào, bằng cách nào… Tìm hiểu xem khách hàng của bạn muốn được tư vấn gì, muốn nghe gì, họ sẽ tìm đến đâu khi muốn mua một sản phẩm, dịch vụ…Và đừng quên ghi lại tất cả những thông tin hữu ích đó.

Không có một cách thức chung nào dẫn tới thành công

Việc bán hàng sẽ thành công hay không phụ thuộc vào việc khách hàng tiềm năng nghe, xem, đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của bạn từ nhiều cách và nhiều nguồn tin khác nhau. Khách hàng biết, nghe càng nhiều về bạn thì khả năng họ mua hàng của bạn càng lớn.

Báo chí

Báo chí luôn là một trong những kênh thông tin để bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng nhất. Hãy tìm trên đó thông tin của những người mới được thăng chức, những người mới dành giải thưởng, những chủ doanh nghiệp mới,…hay bất cứ ai đó có thể trở thành khách hàng tiềm năng.

Hãy gửi cho họ những bức thư cá nhân, nội dung chúc mừng thành công của họ, nói cho họ biết bạn rằng bài viết về họ mà bạn đọc được thực sự rất hữu ích. Tiếp đó, đừng quên kèm theo thông tin công ty của bạn với một câu slogan hay và thông tin sản phẩm của bạn ở chữ ký… (Ví dụ: Mr. Đức, Công ty bảo hiểm ABC, “Vì một tương lai an toàn và phát triển”…)

tìm kiếm khách hàng

Hội chợ, triển lãm

Tìm kiếm các sự kiện có thể mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng. Hãy liên hệ với ban tổ chức sự kiện, đó là cơ hội để bạn quảng bá sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng.

Tham dự các buổi hội thảo mà khách hàng tiềm năng của bạn cũng có thể tham gia

Tìm kiếm trên báo chí, các kênh truyền thông để biết được các sự kiện mà bạn nghĩ có thể khách hàng tiềm năng của bạn cũng đến đó, tham dự và lấy thông tin từ những khách hàng tiềm năng.

Đừng để “thông tin chết”

Hãy liên hệ với những người bạn đã gặp trong các sự kiện, hội thảo mà bạn đã xin thông tin. Nếu họ nói họ chưa cần sản phẩm, dịch vụ của bạn bây giờ thì đừng vội cúp máy, hãy hỏi khi nào bạn có thể gọi lại cho họ, hoặc hỏi họ ai có thể mua sản phẩm của bạn.

Thả con săn sắt – bắt con cá rô

Đừng ngại cung cấp miễn phí một sản phẩm của bạn, hãy cho khách hàng tiềm năng của bạn dùng thử và bảo họ giới thiệu cho bạn bè nếu họ thích. Nếu bạn làm dịch vụ, tư vấn… hãy cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích. Có thể là những lá thư cung cấp những thủ thuật, mẹo vặt… đôi khi bạn cũng có thể tư vấn miễn phí giúp khách hàng tiềm năng của bạn hoàn thành công việc, dự án của họ..

Tận dụng các mối quan hệ cá nhân

Hãy giới thiệu đến các bạn bè của bạn về dịch vụ, sản phẩm của mình hoặc giới thiệu đến những người có thể biết ai đó sử dụng dịch vụ , sản phẩm của bạn. Nếu được, đừng ngại chi cho họ một chút hoa hồng.

Nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh

Họ quảng cáo ở đâu? Họ quan hệ ở đâu? Họ sử dụng cách thức nào? Tìm hiểu xem, điều gì làm nên thành công của đối thủ có thể áp dụng được vào mô hình kinh doanh của bạn.

Nhiều quảng cáo nhỏ hơn là chỉ một quảng cáo thật lớn

Một tấm biển lớn với thông tin quảng cáo lớn không hiểu quả bằng những thông tin tương tự nhưng được thiết kế nhỏ hơn, và được thực hiện trong một thời gian dài.

Quảng cáo online

Để tiết kiệm chi phí, hãy set up nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với: vị trí địa lý bạn mong muốn – bạn sẽ không muốn quảng cáo ra toàn cầu trong khi sản phẩm chỉ mới phục vụ trong nước, thời gian quảng cáo – đừng mất tiền vào những giờ mà chẳng có ai lướt web…và luôn đánh giá những thay đổi khi set up kế hoạch marketing online.

Đánh dấu vị trí của bạn trên Google

Khi bạn đã đánh dấu của bạn trên bản đồ điện tử Google, hãy chắc rằng các thông tin đều phải chuẩn xác (địa chỉ website, địa chỉ công ty, số điện thoại liên hệ…)

tìm kiếm khách hàng

Khi khách hàng tiềm năng không mua sản phẩm?

Hãy hỏi ý kiến của họ, có phải họ đang sử dụng sản phẩm nào khác phục vụ được nhu cầu của mình? Có phải họ quyết định họ không cần dùng sản phẩm của bạn? Hay họ chưa quyết định mua vào thời điểm đó? Có phải khách hàng của bạn gặp khó khăn khi đặt hàng trên website của bạn? Hãy sử dụng tất cả những kiến thức của bạn để tạo ra những thay đổi cần thiết và bộ máy kinh doanh của bạn sẽ từng bước lớn mạnh.

Tạm kết

Bên trên là những chiến lược tìm kiếm khách hàng mà TMO Agency muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đưa thật nhiều sản phẩm/dịch vụ của mình ra thị trường. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Home
Profile
Liên hệ
Dịch vụ
Tìm kiếm
×

Gọi điện ngay

Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)