Khi tìm hiểu về Digital Marketing chắc chắn các bạn đã nghe đến mô hình RACE. Mô hình này có tác dụng hỗ trợ Marketer xây dựng được chiến lược marketing tổng thể thành công. Vậy các bạn đã biết chính xác mô hình RACE là gì chưa? Tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhất!
Khái quát về mô hình RACE
Định nghĩa
RACE là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: REACH – ACT – CONVERT – ENGAGE. Mô hình này có tác dụng giúp quản lý và cải thiện các hoạt động marketing trực tuyến và đa phương tiện của doanh nghiệp (Digital Marketing). RACE Planning tập trung vào việc tăng lợi nhuận thương mại từ tiếp thị kỹ thuật số trên kênh chuyển đổi, cụ thể được trình bày ở cuối phần này.
Giai đoạn lập kế hoạch ban đầu để tạo ra một chiến lược với các Mục tiêu và KPI được xác định để đánh giá. Các thực tiễn tốt nhất sau đó được phát triển để quản lý và tối ưu hóa truyền thông theo cách tích hợp trên nhiều điểm tiếp xúc khách hàng online và offline có liên quan khi người tiêu dùng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ ngày hôm nay.
Tóm tắt tiến trình của RACE
Tiến trình của RACE được áp dụng qua 4 giai đoạn là:
- REACH – Giai đoạn tiếp cận và xây dựng nhận thức.
- ACTION – Giai đoạn thúc đẩy và tương tác với khách hàng mục tiêu.
- CONVERT – Giai đoạn chuyển đổi tăng doanh thu.
- ENGAGE – Giai đoạn phát triển thành khách hàng trung thành.
Phân tích 4 giai đoạn của mô hình RACE
Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn những yêu cầu của tiết của 4 giai đoạn:
REACH (Tiếp cận) – Tập trung vào khả năng hiển thị trực tuyến
Doanh nghiệp cần phải gia tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tăng khả năng hiển thị trực tuyến của các trang Web của công ty. Các bạn phải tìm cách hấp dẫn khách truy cập trang Web. Khi website của bạn có nhiều lượt truy cập sẽ giúp gia tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm của Google và các phương tiện truyền thông xã hội.
Một số cách các bạn có thể sử dụng để tiếp xúc có thể cải thiện khả năng tiếp cận của doanh nghiệp thông qua content marketing. Các bạn cần phải thực hiện các bước như sau:
- Đầu tiên, bạn cần xác định xem ai là người nghe bạn nói. Tốt nhất bạn nên chú ý vào việc tìm hiểu những mong muốn của khách hàng mục tiêu là gì? Việc phác họa chân dung khách hàng mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho doanh nghiệp lan tỏa hình ảnh nhiều nhất?
- Tạo ra được những điều bổ ích – thay vì chỉ cố gắng tạo nên những thông điệp viral một cách mù quáng. Khi xây dựng nội dung, các bạn phải tự hỏi khách hàng cần và thích gì? Đâu chính là giao điểm giữa thương hiệu của bạn và khách hàng? Triển khai nội dung quảng cáo càng liên quan đến nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ càng cảm nhận thấy giá trị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Các bạn hãy đảm bảo rằng khách hàng sẽ luôn tiếp nhận được thông tin của bạn dù họ có ở đâu chăng nữa. Bạn nên tiếp cận với khách hàng qua nhiều phương tiện từ mạng xã hội cho đến bên ngoài thị trường.
ACT (Hành động) – Động viên khách hàng tương tác và chia sẻ thông tin
Ở giai đoạn này, mục tiêu được đặt ra chính là khuyến khích những người có khả năng mua hàng có thể thực hiện tương tác qua lại và sẻ chia nội dung của doanh nghiệp. Để làm được điều này, các bạn cần biết phân loại nội dung nào sẽ đem lại đạt kết quả tốt nhất. Các bạn có thể sử dụng một số cách sau:
- Tạo sự đa dạng về hình thức của nội dung. Các bạn phải thiết kế giao diện của website đáp ứng được sở thích và các thiết bị họ sử dụng. Tối ưu hóa giao diện trên các hình thức sử dụng và tương tác như điện thoại thông minh hay máy tính để bàn? Và cũng có rất nhiều cách để sẻ chia nội dung – những bài đăng hàng ngày của doanh nghiệp trên blog, trên Youtube, dạng bài viết trên các diễn đàn hay qua quảng cáo của Google tài liệu… Để tăng tính tương tác, các bạn cũng có tổ chức mini game, cuộc thi hay chương trình đố vui có thường để tạo sự yêu thích từ khách hàng…
- Tạo sự thân thiện đối với người sử dụng. Khi xây dựng một trang Web, các bạn lưu ý phải thiết kế giao diện đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng. Phần ngôn ngữ sử dụng ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi đối tượng khách hàng. Các bạn nên xây dựng một bộ khung nội dung cùng chủ đề hoặc cùng loại sẽ tăng năng lực khách hàng tìm đọc thêm những bài liên quan.
- Dễ chia sẻ nội dung: Để giúp khách hàng có thể chia nội dung một cách dễ dàng. Các bạn có thể sử dụng các nút như Thích/Chia sẻ trang Facebook như trên các báo mạng là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, các bạn đừng quên sử dụng tính năng syndication (đồng bộ hóa nội dung) và đánh dấu trang cho những thông tin và thông tin chất lượng của bạn. Điều này vô tình sẽ khuyến khích khách hàng nếu thích thú với nội dung của bạn, họ sẽ tự chia sẻ về trang của họ để lưu lại.
CONVERT – Chuyển đổi
Ở giai đoạn này cần khuyến khích các khán giả (audience) của bạn thực hiện chuyển đổi từ người xem/người nghe/người đọc sang bước tiếp theo là biến họ thành khách hàng. Các bạn cần kích thích khách hàng thực hiện hành động trả tiền cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy tối ưu hóa các hình thức thanh toán dù là thực hiện trực tiếp hay qua các giao dịch thương mại điện tử trực tuyến (online e-commerce transactions) hay các kênh thanh toán ngoại tuyến (online channels)…
ENGAGE – Gắn kết với khách hàng mục tiêu
Ở bước này, các bạn hãy đảm bảo rằng dịch vụ sau bán hàng (after-sales service) phải được thực hiện thật tốt. Điều này sẽ giúp quyết định đến hành vi quay lại mua hàng của khách hàng sau này. Ngoài ra, khi khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của bạn bằng hiệu ứng truyền miệng word-of-mouth, họ hoàn toàn có thể kéo về cho doanh nghiệp nhiều khách hàng mới hơn.
Hành vi này chính là việc tận dụng marketing từ những khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Họ sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa từ những trải nghiệm thực tế của bản thân cho bạn bè, gia đình và người quen sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Như vậy, ngoài hình thức quảng cáo bị động ngồi chờ khách hàng đọc quảng cáo và tìm đến sản phẩm của mình. Doanh nghiệp hãy chủ động thăm hỏi khách hàng qua hệ thống email để từ đó lấy được các feedback một cách chân thực nhất về sản phẩm. Hơn nữa, việc tạo cho khách hàng/độc giả có một nơi chốn cộng đồng cùng nhau trao đổi thông tin là rất cần thiết.
Cách áp dụng mô hình RACE hiệu quả
Mô hình RACE có thể được sử dụng để tạo một kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số và hỗ trợ bảng điều khiển và các cách thức làm như được giải thích trong hướng dẫn thông tin chi tiết thông minh để cung cấp kết quả từ tiếp thị kỹ thuật số. Mỗi khía cạnh của RACE sau đó sẽ được xem xét liên tục để cải thiện hiệu suất thông qua kế hoạch và KPI đầy đủ.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách áp dụng mô hình RACE chi tiết:
Đối với giai đoạn REACH
Ở giai đoạn này, các bạn chỉ cần xây dựng nhận thức trên các phương tiện truyền thông đã được trả tiền và có thể đẩy mạnh được nhận thức. Luôn ưu tiên và truy cập vào các phương tiện thuộc sở hữu của doanh nghiệp như: website, fanpage, diễn đàn, trang mạng xã hội.
KPI đánh giá của giai đoạn này là:
- Số lượng người theo dõi truy cập vào trang thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
- Doanh thu hoặc giá trị thu được từ mỗi lần truy cập.
- Số lượt tìm kiếm về thương hiệu, cách người tiêu dùng chia sẻ về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên mạng xã hội.
Đối với giai đoạn ACT
Giai đoạn này, các bạn cần hướng đến việc tối ưu hóa sự tương tác của khách hàng trên các phương tiện như mạng xã hội, website. Sau đó kích thích hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu.
KPI cho giai đoạn này bao gồm:
- Thống kê tỷ lệ thoát trang trong bao nhiêu lâu?
- Số lần truy cập lâu nhất là bao nhiêu?
- Khả năng chuyển đổi thành khách hàng.
Đối với giai đoạn CONVERT
Các bạn cần phải thống kê được có bao nhiêu người truy cập vào quảng cáo của doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành khách hàng. Giai đoạn này, bạn cần chú trọng vào việc tối đa hóa giá trị các đơn hàng trung bình.
KPI cho giai đoạn này bao gồm các yếu tố như sau:
- Tỷ lệ chuyển đổi các đơn hàng để bán là bao nhiêu?
- Giá trị các đơn hàng trung bình?
- Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của các đơn hàng thế nào?
Đối với giai đoạn ENGAGE
Các bạn cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu để giúp cho chuyển đổi thành khách hàng trung thành sau này.
KPI để đánh giá hiệu quả của giai đoạn này bao gồm:
- Số % khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
- Tỷ lệ chuyển đổi lặp lại.
Tạm kết
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn thông tin chi tiết về mô hình RACE và hướng dẫn thêm cách áp dụng mô hình vào quá trình lập chiến lược marketing sau này nhé!
Bài viết liên quan