Google Index là gì? Nếu bạn đã triển khai 1 website cho doanh nghiệp của mình, thì việc hiểu cơ bản về ‘khái niệm’ và ‘cách hoạt động’ Index của Google là điều cần thiết. Trong bài viết này, TMO Agency sẽ chia sẻ đến bạn về google index và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình index website. Cùng đi tìm hiểu nhé!
Google Index là gì?
Google Index là một cơ sở dữ liệu lớn mà Google sử dụng để lưu trữ thông tin trên từng trang web đã được Google ‘quét’ trước khi đưa vào bộ máy kết quả tìm kiếm.
Tầm quan trọng của Google index website
Việc index website và thu thập thông tin của Google là việc bắt buộc đối với tất cả website. Điều này đặc biệt quan trọng cho chiến dịch SEO. Một trang web sẽ không không tồn tại trong các công cụ tìm kiếm nếu không có quá trình thu thập thông tin web và nó không được Index.
Vì vậy, khi một khách hàng tiềm năng tìm kiếm thông tin trên trang web của bạn, người này sẽ không nhận tìm thấy thông tin website của bạn được trả lại trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm nếu bạn chưa được Index.
Đối với công cụ tìm kiếm, trang web của bạn không tồn tại khi nó không được lập chỉ mục.
Cách Google Index URL
Quá trình Google Index nội dung website mất bao lâu?
Quá trình Google Index không hề dễ dàng, vì vậy chắc chắn sẽ không có chuyện bài viết của bạn trong một sớm một chiều mà lại có thể nhanh chóng xếp hạng trong Top 100 của Google ngay.
Mà bài viết của bạn sẽ phải chờ quá trình Index Google hoàn thành. Thời gian và tốc độ Index của Google sẽ đánh giá qua nhiều yếu tố như là cấu trúc của Website, chất lượng backlink, Internal Link, lưu lượng người truy cập,…
Thông thường, thời gian xem xét các trang được Index và lên hạng sẽ là trong vòng 1-2 tháng đổ lại. Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực và ngành sẽ có thời gian chờ đợi lâu hơn, tầm 5-6 tháng mới có thể “từ từ” vào bảng xếp hạng. Chất lượng nội dung cũng là yếu tố được xem xét để xếp thứ hạng cho các website.
Số chỉ mục Google tốt là gì?
Các giá trị trạng thái của Chỉ mục Google càng cao thì số Chỉ mục của Google càng tốt. Google sẽ bắt đầu xếp hạng trang web của bạn khi lưu lượng truy cập của website tăng. Cho nên, bạn cần thường xuyên theo dõi các chỉ số quan trọng này và cải thiện, việc này sẽ khá tốn thời gian.
Tại sao Google Index chậm? 9 Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ index website
Cấu trúc website
Bạn cần đảm bảo code hay cấu trúc code đã đạt tiêu chuẩn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình index mà còn là trải nghiệm của người dùng trên website. Khi cấu trúc web của bạn không được sắp xếp logic, không khoa học sẽ làm cho Google khó chịu và không đánh giá tốt. Bạn hãy tối ưu website để Google Bot dễ dàng phân loại và lập chỉ mục nội dung nhanh nhất.
Traffic
Traffic của website càng cao, sẽ giúp website báo tín hiệu tốt cho GoogleBot nhanh chóng phát hiện ra trang của bạn và tiến hành thiết lập chỉ mục.
Tuổi đời website
Google dùng hơn 200 yếu tố để phân tích và đưa ra đánh giá nhằm xếp hạng thứ mục các trang. Với các link của những website có tuổi đời lâu thường được đánh giá chất lượng hơn và đồng nghĩa là được index nhanh hơn.
Nội dung cập nhật
GoogleBot được thiết lập thu thập dữ liệu và đánh giá ưu tiên thứ hạng cho những nội dung mới mẻ, được cập nhật thường xuyên.
Tốc độ tải trang
Quá trình GoogleBot thu thập dữ liệu sẽ bắt đầu từ việc tiến hành quét nội dung của trang. Trường hợp quá trình tốc độ load trang quá chậm, GoogleBot sẽ không chờ load xong và tự động thoát ra ngày mặc dù trang chưa được index.
Trùng lặp nội dung
Khi bài viết trùng lặp nội dung với các bài ở website hay URL khác sẽ khiến quá trình index trang chậm lại, nhằm để Google xác minh chính xác thông tin. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng hiển thị website của bạn.
Internal link
Dựa vào số lượng liên kết nội bộ website trong 1 trang (internal link) để Google đánh giá tầm quan trọng của trang này so với các trang khác trên cùng website. Khi 1 trang càng nhiều internal link thì Google sẽ hiểu là URL đó càng quan trọng và ưu tiên index nhanh chóng.
Sức mạnh của Brand (thương hiệu)
Cũng giống như tuổi đời website, khi thương hiệu đã tồn tại một khoảng thời gian khá dài và hoạt động tích cực, được người dùng tìm kiếm thường xuyên và có những đánh giá tốt, thì brand đó càng được Google Index sớm.
Thông báo cho công cụ tìm kiếm
Trong trường hợp trang của bạn đã ra lâu mà chưa được index, việc này có nghĩa là GoogleBot chưa tìm thấy trang của bạn. Để thúc đẩy nhanh quá trình Index Google, bạn có thể gửi tín hiệu cho Google Bot bằng cách chủ động khai báo cho công cụ tìm kiếm.
Cách hỗ trợ URL nhanh Index trên Google
Submit sitemap.xml
SItemap là một tệp nơi bạn cung cấp thông tin về các trang, video và các tệp khác trên trang web của mình và mối quan hệ giữa chúng. Các công cụ tìm kiếm như Google đọc tệp này để thu thập dữ liệu trang web của bạn hiệu quả hơn.
Khi bạn đã hoàn thành 1 bài viết để có thể giúp bài viết được Index nhanh chóng bạn. Bạn cần phải thông báo cho Googlebot biết. Bằng cách vào Google Webmaster Tool, khai báo link URL mà bạn đang cần Index và chờ đợi tầm 10-15 ngày để Google có tiến hành xác nhận và check trang của bạn qua file XML.
Xóa mã Crawl Block trong tệp robots.txt
Nếu bạn gặp trường hợp Google index không index hết website của bạn? Bạn hãy kiểm tra lại trong tệp robots.txt của bạn có chứa đoạn mã chặn của Google hay không. Để khắc phục lỗi này bạn chỉ cần tìm ra đoạn mã đó xóa nó đi là xong.
Xóa thẻ Noindex giả
Google sẽ không tiến hành index trang nếu nó nhận được yêu cầu Noindex. Cái này chỉ bạn chỉ áp dụng khi muốn giữ một số trang Web ở chế độ riêng tư. Cách khắc phục là tìm ra và xóa thẻ Noindex đi nhé.
Xóa các Canonical Tag giả mạo
Canonical là thẻ dạng câu lệnh báo cho Google biết đâu là phiên bản tốt nhất của trang. Khi trang của bạn có Canonical Tag giả mạo. Thì sẽ xảy ra trường hợp Google không biết về phiên bản ưu tiên ấy và trang của bạn sẽ không được Google Index. Nếu bạn muốn Google Index nhanh nhất đó là xóa các Canonical Tag giả mạo.
Đảm bảo các trang không “đơn lẻ”
Các trang đơn lẻ là những trang không có Internal Link trỏ đến chúng. Google sẽ phát hiện ra nội dung mới thông qua quá trình thu giữ thông tin trên Web nên chúng không thể phát hiện trang đơn lẻ.
Thêm Internal Link “mạnh”
Khi bạn quên chưa internal link tới những trang liên quan, và điều đó làm ảnh hưởng đến việc Google tìm thấy và Index cho trang. Cách khắc phục trường hợp này là bạn hãy liên kết trang với link có sức mạnh. Vì Google luôn ưu tiên thu thập thông tin các trang này nhanh hơn so với những trang ít quan trọng hơn.
Xóa bớt các trang chất lượng thấp
Khi website của bạn có nhiều trang chất lượng thấp sẽ khiến quá trình Index của Google bị gián đoạn gặp trở ngại, và Google không thích điều đó. Đây cũng là yếu tố làm Google đánh giá website không tốt và ít quan tâm đến website của bạn hơn.
Xây dựng các Backlink chất lượng cao
Backlink là 1 trong những cách index Google nhanh nhất bạn cần biết đó. Chỉ số Backlink báo cho Google biết rằng một trang của Website bạn có mức quan trọng như thế nào, có thẩm quyền ra sao. Khi có ai đó đang liên kết với Website, thì Website này phải cung cấp một số giá trị. Và đó chính xác là những trang mà Google muốn index.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp những cách giúp website trong quá trình Google Index nhanh hơn, bên cạnh đó là những điều cần chú ý để đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng chúc bạn thành công.
Bài viết liên quan