Domain Authority là gì? Đây có thể là một câu hỏi khó và lạ với những người mới học SEO và làm website. Nhưng nó lại không xa lạ đối với những người trong ngành. Domain Auth là độ uy tín hay độ tin cậy của một website có điểm số (từ 0-100) và được phát triển bởi Moz, ước tính một trang website sẽ xếp hạng như thế nào trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Vậy Domain Authority là gì? Và tăng chỉ số Domain Authority như thế nào? Hãy cùng TMO Agency tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Domain Authority là gì?
Domain Authority (DA) là một số liệu được tạo bởi Moz (công ty SaaS), mục đích của nó là đánh giá trang web theo thang điểm từ 1 đến 100 (100 là tốt nhất và 1 là kém nhất). Vì thế Domain Authority của một trang web càng cao thì thứ hạng trong các công cụ tìm kiếm càng cao.
Nhưng thay vì nghĩ về domain authority như một thước đo của SEO, hãy nghĩ về nó như một thước đo độ cạnh tranh với các trang web khác. Vì thế, bạn cần so sánh điểm số DA của bạn với đối thủ cạnh tranh, trang web có điểm DA cao hơn thì có thể xếp hạng cao hơn trong những tìm kiếm của công cụ tìm kiếm!
Cách check da Domain Authority
Bạn có thể check Domain Authority bằng cách dùng những công cụ SEO miễn phí của Moz như Link Explorer, MozBar hoặc sử dụng phần SERP Analysis của Keyword Explorer để kiểm tra Domain Authority.
Các bước tăng Domain Authority
Nếu bạn đã xác định được điểm DA tốt mà mình cần đạt được. Vậy làm thế nào để có thể check Domain Authority để điểm có thể tăng lên? Cùng tôi tìm hiểu các bước sau đây nhé!
Bước 1: Chọn tên miền tốt
Nếu bạn là người mới. Việc bạn cần làm là chọn Domain và tất nhiên Domain này cũng cần phải liên quan đến website của bạn.
Nên nhớ Domain cũng phải tương đối dễ để khách truy cập không gặp vấn đề gì khi quay lại tìm trang web của bạn.
Bước 2: Tối ưu hóa Onpage nội dung
SEO sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng trang trên bảng kết quả tìm kiếm và ảnh hưởng cả điểm Domain Authority của trang. Hãy chắc chắn bạn nên tối ưu Onpage tất cả code của website bao gồm tag tiêu đề, tag hình ảnh và tối ưu cả nội dung trang…
Việc tạo ra những biến thể (như in đậm, in nghiêng hay gạch dưới) sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm người đọc. Từ đó tăng cao khả năng bài viết được khách truy cập đọc.
Đồng thời. Hãy nhớ giữ cho tất cả những liên kết của bạn ngắn gọn và có liên quan tới nội dung bài viết. Bạn cũng có thể tạo thanh bên để đặt link của những bài viết mới. Những điều này góp phần tăng chỉ số Domain Authority và tăng điểm cho web của bạn.
Bước 3: Tạo nội dung phù hợp để có thể liên kết
Để có được những liên kết chất lượng cao từ nhiều Domain khác nhau. Bạn sẽ cần tạo những nội dung chất lượng và phải được đăng tải thường xuyên.
Khi bạn tạo nội dung có giá trị, sẽ thu hút người chia sẻ bài đăng. Nhờ vào đó, Website của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn. Nội dung càng chất lượng, càng có nhiều trang lớn liên kết với bài viết. Tuy nhiên, bài viết của bạn phải phù hợp với thương hiệu và người đọc. Nội dung sẽ cần chứa nhiều thông tin, sáng tạo và văn phong ổn định.
Bước 4: Tối ưu cấu trúc liên kết nội bộ trang
Nhiều website quan tâm đến việc tìm kiếm những liên kết bên ngoài đến mức bỏ qua được tầm quan trọng của liên kết nội bộ. Đây là một sai lầm lớn của việc phát triển web.
Liên kết nội bộ sẽ đưa khách truy cập đến những gì mà họ đang tìm kiếm. Nhờ vào đó cải thiện trải nghiệm sử dụng trang. Nếu họ đi sâu hơn vào các danh mục hay bài viết mà bạn đăng. Họ vẫn có thể quay lại trang chủ một cách dễ dàng nhờ vào liên kết nội bộ.
Những liên kết nội bộ sẽ giúp khách hàng tránh khỏi sự hụt hẫng sau khi đọc xong bài. Đồng thời cũng khiến họ tương tác với trang web của bạn nhiều hơn. Ngoài ra, những liên kết này cũng giúp công cụ tìm kiếm Index trang web của bạn dễ dàng hơn.
Bước 5: Vứt bỏ liên kết xấu và độc hại
Thỉnh thoảng, bạn cần xem lại danh sách liên kết của mình để loại bỏ những liên kết ngược hoặc độc hại. Nó cũng cho website của bạn sạch sẽ và thân thiện hơn với người truy cập. Nhờ vào đó sẽ tăng Domain Authority lên một cách đáng kể.
Những liên kết hỏng hoặc dẫn đến những trang web xấu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang web. Kiểm tra từng liên kết rất là rắc rối. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng Link Manager của SEOPressor để hỗ trợ.
Bước 6: Đảm bảo trang Website thân thiện với các thiết bị di động
Thiết bị di động ngày càng phát triển và mở rộng. Số lượng người sử dùng thiết bị di động để duyệt web ngày càng lớn. Nếu trang của bạn chưa được tối ưu hóa hiển thị trên di động thì bạn nên bắt đầu ngay bây giờ. Hãy kiểm tra Domain Authority và đảm bảo nó đáp ứng được tiêu chí thân thiện với Mobile hay không?
Nếu website không thân thiện với di động sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Nó còn có thể khiến bạn mất nhiều khách truy cập vì thời gian chờ lâu, font chữ hiển thị sai, hay Layout bị lộn xộn
Để biết được trang web có thân thiện với di động không, bạn cũng có thể truy cập Mobile-Friendly Test by Google Developers. Nó có thể phân tích cho bạn biết trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không.
Bước 7: Nâng cao danh tiếng để tăng Domain Authority bằng cách
Có một cách rất hay là nâng cao danh tiếng nhằm tăng Domain Authority cho website. Việc này chỉ có thể thực hiện theo cách tạo nội dung kỹ lưỡng. Đặc biệt và chuẩn xác để thu hút được nhiều người theo dõi. Bạn cũng có thể thêm những mánh khóe để nâng cao được danh tiếng của mình. Bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách thông minh.
Nhờ vào đó có nhiều người theo dõi, bạn sẽ củng cố được thương hiệu của mình. Nhờ vào đó, lưu lượng truy cập trang web cũng sẽ tăng lên cùng như là tăng được số lượng liên kết bên ngoài.
Một cách khác để có thể nâng cao danh tiếng mà bạn có thể ứng dụng là: Đăng bài lên Blog hoặc những trang khác danh tiếng có liên quan đến ngành hàng mà bạn đang làm (với danh nghĩa doanh nghiệp hoặc cá nhân).
Bước 8: Tăng tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang kém sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng. Từ đó, tỉ lệ thoát trang cũng gia tăng. Thường thì khách truy cập không có đủ kiên nhẫn để chờ 15s cho một trang web tải xong.
Bước 9: Quảng cáo nội dung lên mạng xã hội
Mạng xã hội là một nhân tố lớn, có sức ảnh hưởng lớn đến các xếp hạng tìm kiếm. Vì thế, hãy quảng bá nội dung của mình trên những phương tiện truyền thông để thu hút được những tín hiệu xã hội. Nếu như tín hiệu xã hội tốt sẽ tăng Domain Authority của bạn lên rất nhiều.
Kết luận
Domain Authority là số liệu quan trọng vì những lý do khác nhau. Nó giúp bạn đánh giá hiệu suất tổng thể của trang web và giúp bạn so sánh điểm số với những đối thủ cạnh tranh. Với cách xác định Domain Authority của các trang Web khác. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu được Domain Authority là gì?. Vậy bạn còn đợi gì nữa, hãy thử nghiệm tăng Domain Authority.
Bài viết liên quan