Hiện nay cùng một mặt hàng mà có đến hàng trăm nhà phân phối khác nhau nên các doanh nghiệp đòi hỏi phải tạo ra được những sản phẩm ấn tượng, sáng tạo và phù hợp với tâm lý của khách hàng. Định vị thị trường chính là cách đơn giản nhất để giúp các bạn giữ được vị trí vững chắc trong lòng khách hàng. Vậy định vị thị trường là gì? Tại sao phải định vị thị trường? Tham khảo bài viết dưới đây để cùng TMO Agency đi tìm hiểu những kiến thức trên nhé!
Định vị thị trường là gì?
Định vị thị trường – Market Positioning chính là quá trình doanh nghiệp phải xác định được các đặc điểm, tính năng nổi bật, độc đáo của sản phẩm/sản phẩm do mình cung cấp có sự khác biệt và vượt trội như thế nào với các đối thủ khác trên thị trường.
Từ những đặc điểm đó, doanh nghiệp sẽ khẳng định được những đặc điểm tối ưu mà doanh nghiệp mang đến cho người tiêu dùng. Quá trình này hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng. Đồng thời tạo được độ tin cậy và khẳng định vị thể riêng về thương hiệu trên thị trường.
Định vị thị trường là những bước quan trọng đầu tiên giúp cho doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình. Những cách này sẽ tạo dấu ấn riêng về thương hiệu với khách hàng. Độ tin vậy của doanh nghiệp với khách hàng cũng sẽ dần tăng lên và có thể đứng vững trên thị trường lâu dài.
Khi bắt tay vào thực hiện các chiến lược định vị thị trường, các bạn cần phải nắm rõ được giá trị của 4P trong marketing bao gồm: Promotion (Chương trình Khuyến mãi) – Price (Giá cả sản phẩm) – Place (Địa điểm phân phối) – Product (Sản phẩm).
Tại sao phải định vị thị trường?
Ai cũng biết rằng định vị thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể chiếm được vị thế cạnh tranh với các đối thủ. Nhưng không phải ai cũng hiểu cặn kẽ nguyên do của hoạt động này. Vậy tại sao các bạn phải định vị thị trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm chi tiết ở phần dưới đây nhé!
Xây dựng được sự khác biệt cho doanh nghiệp trên thị trường
Nếu như doanh nghiệp của bạn hàng ngày đang phải vật lộn để cạnh tranh với hàng trăm hàng ngàn đối thủ trên thị trường. Thì định vị thị trường chính là cách các bạn giúp cho khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh khác.
Định vị thị trường sẽ chính là giải pháp cấp thiết cho các doanh nghiệp đi cung cấp các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Thông qua đó, sản phẩm /dịch vụ của bạn sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội hẳn so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Từ đó cũng tạo ra vị thế riêng trong lòng khách hàng.
Đánh đúng đối tượng khách hàng
Nếu doanh nghiệp của bạn không xác định vị trí thương hiệu rõ ràng thì sẽ rất khó tiếp cận chính xác đến các đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc tìm ra thị trường phù hợp sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí mà bạn có thể sẽ đổ vào những chiến lược tiếp thị mà đối tượng lại không thật sự có nhu cầu với sản phẩm. Ngoài ra, định vị thị trường phù hợp còn giúp bạn hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Thúc đẩy hoạt động mua sắm của khách hàng
Mỗi khi khách hàng cân nhắc mua một sản phẩm nào đó. Họ sẽ luôn cân nhắc những sản phẩm có vị trí 1 2, 3… Do đó, các doanh nghiệp phải nỗ lực để xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong tâm trí của khách hàng. Và đây chính là mục tiêu mà định vị thị trường hướng đến.
Nếu như doanh nghiệp định vị được thị trường của mình, sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Lúc này, khách hàng sẽ không ngần ngại chia sẻ và mua hàng ngay. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khả năng định vị thị trường của doanh nghiệp càng tốt thì tỷ lệ khách quyết định mua và sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp sẽ càng cao.
Tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng
Các chiến lược định vị thị trường chính là chiến lược lâu dài với mục tiêu có thể tạo được sự ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có được niềm tin và sự yêu mến của khách hàng. Từ đó sẽ giúp cho các bạn tạo ra được một tệp khách hàng trung thành. Họ có thể sẽ đồng hành lâu dài cùng với thương hiệu.
Giúp tăng khả năng cạnh tranh
Doanh nghiệp mặc dù đã có chỗ đứng trong lòng của khách hàng. Nhưng nhu cầu của họ luôn thay đổi. Bài toán lúc này được đặt ra là làm thế nào doanh nghiệp có thể tiếp tục đáp ứng được những mong muốn của khách hàng? Lúc này, tất cả là nhờ vào việc định vị thị trường. Nếu định vị các bạn có thể định vị đúng thị trường sẽ giúp gia tăng năng lực cạnh tranh hơn so với đối thủ và dễ dàng vươn lên vị trí dẫn đầu.
Xác định nền tảng phát triển của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp trong những ngày đầu mới hoạt động thì định vị thị trường là điều không thể thiếu. Vì đây chính là nền tảng rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển được trong tương lai. Khi một thương hiệu có thể chinh phục thành công khách hàng của mình thì họ mới có thể phát triển thêm được các sản phẩm mới. Và những sản phẩm này sẽ nhằm đáp ứng thêm được nhiều nhu cầu khác của người dùng từ đó nâng cao được vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Các loại định vị thị trường phổ biến hiện nay
Hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều tiêu chí để định vị thị trường cho doanh nghiệp. Dưới đây các bạn hãy tham khảo một số tiêu chí cơ bản:
– Định vị thị trường dựa vào thuộc tính và lợi ích sản phẩm: Đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định được lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của mình cung cấp cho người dùng so với tốc độ tăng trưởng nhu cầu trên thị trường hiện nay như thế nào? Sản phẩm/dịch vụ đó có thể thỏa mãn nhu cầu cơ bản và nâng cao của khách hàng hay không?
– Định vị dựa vào giá trị thương hiệu: So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các bạn phải biết giá trị thương hiệu của mình mang lại là bao nhiêu? Giá trị này có khác biệt hay không? Thương hiệu của bạn có dễ nhận diện trên thị trường hay không?
– Định vị dựa vào chất lượng trải nghiệm: Đầu tiên khi cung cấp dịch vụ/sản phẩm, các bạn cần đảm bảo rằng chất lượng trải nghiệm tuyệt vời. Sản phẩm/dịch vụ của bạn có đạt tiêu chuẩn để trở nên nổi bật trên thị trường hay không? Vị trí của doanh nghiệp đứng trên thị trường là bao nhiêu?
– Định vị thị trường dựa trên việc sử dụng, ứng dụng sản phẩm: Bạn cần cho người dùng thông tin về mục đích, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm thật cụ thể nhất.
– Định vị thị trường dựa trên đối thủ cạnh tranh: Các bạn cần phải hiểu được vì sao người dùng lại chọn sản phẩm của bạn thay vì khách hàng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn có cung cấp liệu có hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
5 bước định vị sản phẩm trên thị trường
Để định vị thị trường một cách chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện theo những bước tiêu chuẩn sau:
Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Ở bước này, các bạn cần phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong chiến lược marketing của đối thủ. Từ đó, nó sẽ giúp bạn trở nên dễ dàng hơn trong việc định vị thị trường cho mình. Khi phân tích và tìm hiểu đối thủ, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nghiên cứu thị phần mà đối thủ đang sở hữu và tốc độ phát triển của họ hiện nay ra sao?
- Nghiên cứu về lịch sử phát triển của doanh nghiệp, nội dung tiếp thị của doanh nghiệp ra sao? Doanh nghiệp đã được khách hàng đón nhận như thế nào?
- Nghiên cứu các chiến lược marketing và quảng cáo hiệu quả của đối thủ cạnh tranh. Các bạn có thể nghiên cứu qua: kênh website và các tài khoản mạng xã hội của đối thủ hiện đang phát triển như thế nào, mạnh yếu ra sao.
- Các đối tượng khách hàng mục tiêu của đối thủ nhắm đến là ai? Họ có dành sự tín nhiệm đối với thương hiệu đó hay không từ đó bảo tăng tương tác của họ như thế nào.
- Nghiên cứu về sản phẩm/dịch vụ có điều gì khác biệt ở sản phẩm của đối thủ, định vị sản phẩm của họ nhưng thế nào. Các bạn cần phải đưa ra những thế mạnh và điểm yếu của mình từ đó đưa ra những đánh giá, so sánh chính xác so với đối thủ cạnh tranh. Việc này còn giúp bạn tìm ra khoảng trống thị trường và có thể tận dụng để chiến thắng đối thủ của bạn.
Bước 2: Xác định vị thế thương hiệu hiện tại trên thị trường
Bước này chính là các bạn khẳng định được vị thế hiện tại của doanh nghiệp/ sản phẩm trên thị trường. Ở bước này bạn sẽ biết “mình là ai?”, “mình đang ở đâu?” Sau đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược định vị, phát triển, thị trường một cách cạnh tranh phù hợp nhất.
Bước 3: Xác định sự khác biệt của thương hiệu trên thị trường
Từ những thông tin đã tìm được ở bước 1 và 2, các bạn sẽ tìm ra điểm riêng biệt trong sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn sẽ nhận ra được khoảng trống thị thường nào mà các đối thủ vẫn chưa khai thác hết. Từ đó, bạn cũng trả lời cho các câu hỏi của “khách hàng của bạn sẽ là ai?”, “điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn so với đối thủ là gì?”, “Sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ tạo dấu ấn như thế nào trong làm khách hàng?”… Từ đó sẽ giúp các bạn xây dựng chiến lược định vị thị trường phù hợp.
Bước 4: Đưa ra chiến lược định vị thị trường
Bước này hết sức quan trọng vì có thể tạo được tiền đề cho doanh nghiệp của bạn trong định hướng phát triển sau này. Các bạn có thể dựa vào định vị thị trường của để triển khai những phương án hay chiến lược marketing phù hợp nhất.
Bước 5: Kiểm tra tính hiệu quả của chiến lược
Sau khi áp dụng chiến lược định vị thị trường, doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi, giám sát hiệu quả mà nó mang lại. Các bạn cần thu thập các dữ liệu định tính, định lượng cũng như thực hiện các cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu, thăm dò ý kiến khách hàng… Từ đó bạn sẽ đánh giá hiệu quả của chiến dịch và từ đó tìm ra phương hướng phát triển và điều chỉnh phù hợp.
Những lưu ý khi thực hành chiến lược định vị thị trường
Để có thể thực hành định vị thị trường thành công, các doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm như sau:
- Các bạn phải đánh giá được những vấn đề vĩ mô liên quan đến thị trường như nền kinh tế chung thế nào, xu hướng, thói quen tiêu dùng ra sao?…
- Tiến hành nghiên cứu và nắm bắt ưu thế của đối thủ cạnh tranh trên sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp các bạn định hướng được những chiến dịch tiếp thị, quảng cáo phù hợp.
- Sau khi doanh nghiệp đã tiến hành định vị được thị trường của mình cần nghiên cứu thật rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, bạn tìm cách giải quyết, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.
Một số ví dụ về các doanh nghiệp định vị thị trường
Để các bạn hiểu rõ hơn về chiến lược định vị thị trường có ý nghĩa thế nào với doanh nghiệp. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn một số ví dụ về định vị thị trường của những thương hiệu lớn như:
Chiến lược định vị thị trường của Vinamilk và TH True Milk
Ở Việt Nam có 2 thương hiệu sữa nổi tiếng nhất trên thị trường là Vinamilk và TH True Milk. Hai thương hiệu này đã rất thành công trong việc xây dựng được chiến lược định vị thị trường thích hợp để nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Cụ thể:
- Đối với thương hiệu Vinamilk: Trong tâm trí khách hàng thương hiệu này gắn liền với hình ảnh những chú bò vui nhộn trên đồng cỏ xanh. Hỉnh ảnh này hết sức gần gũi và nhắm đến đối tượng khách hàng chính là trẻ em và các bà mẹ mong muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh. Như vậy chúng ta có thể thấy, chiến lược định vị thị trường của Vinamilk đó chính là hướng đến tệp khách hàng trẻ em và hướng vào tâm lý của phụ huynh luôn mong muốn mang đến những gì tốt nhất dành cho con.
- Đối với thương hiệu TH True Milk: Từ lâu, TH True Milk đã định hình trong tâm trí khách hàng với hảnh thiên nhiên và bầu trời xanh. Thông điệp mà hãng muốn truyền tải đến khách hàng đó chính là sử dụng bầu trời xanh tượng trưng cho sự trong lành và tươi mát của thiên nhiên. TH True Milk định hình trong lòng khách hàng là một thương hiệu sữa sạch. Đối tượng hướng đến những đối tượng các bà mẹ muốn lựa chọn cho gia đình thực phẩm sạch.
Chiến lược định vị thị trường của Apple
Apple chính là thương hiệu định vị thị trường tốt nhất hiện nay. Khi nhắc đến Apple, các bạn sẽ nghĩ ngay đến những giá trị sản phẩm hữu hình mà sản phẩm mang lại cho người dùng. Ngoài ra, thương hiệu còn tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển những tính năng mới, thiết kế đỉnh cao và kèm theo đó là chất lượng tuyệt hảo để làm hài lòng khách hàng. Chính những điều đó đã tạo nên giá trị của thương hiệu Apple. Nhắc đến Apple, người ta nhắc đến một sản phẩm cao cấp có mức giá luôn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Apple đã trở thành một thương hiệu đẳng cấp.
Tạm kết
Như vậy, định vị thị trường chính là cách để doanh nghiệp có thể thu hút các nhóm khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn từ việc tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình. Thông qua hoạt động này cũng giúp doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế trên thị trường.
Bài viết liên quan