Hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều cần song hành với hoạt động marketing. Đó là lý do vì sao phòng marketing là một bộ phận không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy chức năng nhiệm vụ phòng marketing gồm những gì? Cơ cấu phòng marketing ra sao?
Tổng quan về Marketing
Đầu tiên trước khi khám phá chức năng nhiệm vụ của phòng marketing, chúng ta nên hiểu marketing là gì trước. Có nhiều định nghĩa, thuật ngữ về vấn đề này, nhưng nói chung marketing là tổng hợp các hoạt động tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và quảng bá thương hiệu, giúp cho đối tượng khách hàng mục tiêu có nhận thức về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, doanh nghiệp, thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của họ, từng bước biến họ thành khách hàng mang lại doanh thu hoặc hướng tới các mục đích khác của tổ chức.
Có thể nói rằng marketing không chỉ là một hoạt động đơn lẻ mà còn là một quá trình với nhiều bước, nhiều hoạt động mang tính hệ thống. Chức năng nhiệm vụ của phòng marketing cũng chính là lên kế hoạch và triển khai những hoạt động này.
Chức năng nhiệm vụ phòng marketing?
Nghiên cứu thị trường
Phòng marketing có trách nhiệm nghiên cứu thị trường để biết điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức hoặc sản phẩm, dịch vụ so với mặt bằng chung, xác định những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh thị trường hiện tại. Bên cạnh đó phòng marketing cần phải nghiên cứu về nhu cầu, sức tiêu thụ của thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo.
Phân khúc thị trường, định vị thị trường mục tiêu, định giá
Phòng marketing sẽ chia thị trường hoặc khách hàng thành các nhóm riêng biệt theo đặc điểm nhân khẩu học hoặc hoặc theo nhu cầu của họ. Xác định đâu là nhóm mục tiêu cần hướng đến nhất, insight khách hàng là gì. Sau đó phòng marketing sẽ có định hướng về giá, sản phẩm cho phù hợp với từng nhóm.
Phát triển sản phẩm đã có và sản phẩm mới
Một trong những chức năng của phòng marketing là duy trì các sản phẩm, dịch vụ đã có và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Chức năng này bao gồm các hoạt động như sau:
- Hình thành ý tưởng về sản phẩm
- Sàng lọc ý tưởng về sản phẩm.
- Phát triển và tiến hành thử nghiệm các sản phẩm mới.
- Dự kiến lợi nhuận sẽ đạt được khi triển khai vào thực tế
- Phát triển chiến lược marketing sẽ ứng dụng cho sản phẩm.
- Cải tiến và hoàn thiện sản phẩm.
- Bán thử nghiệm sản phẩm trên thị trường.
- Thương mại hóa sản phẩm và kinh doanh đại trà.
- Thu thập phản hồi khách hàng và tiến hành điều chỉnh.
Lựa chọn và triển khai các kênh phân phối
Làm thế nào để đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng mục tiêu? Lựa chọn kênh phân phối nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Tối ưu các kênh phân phối đang hoạt động như thế nào? Chương trình cho từng kênh ra sao, triển khai vào thời điểm nào? Đây cũng là những vấn đề mà phòng marketing cần thực hiện.
Triển khai những hoạt động quảng bá và truyền thông
Phòng marketing chính là bộ phận lên kế hoạch truyền thông, quảng cáo góp phần gia tăng nhận thức của khách hàng, thúc đẩy doanh số trực tiếp hoặc nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác mà tổ chức, doanh nghiệp đặt ra. Bên cạnh đó phòng Marketing ở một số doanh nghiệp còn có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ tốt với báo chí và xử lý khủng hoảng truyền thông nếu có.
Xây dựng mối quan hệ với các kênh báo chí và truyền thông
Khi công ty vừa thành lập và đang trên đà phát triển, báo chí & truyền thông chính là phương tiện, công cụ hữu hiệu nhất để đưa doanh nghiệp đến gần với khách hàng mục tiêu. Lúc này, việc tạo dựng quan hệ tốt với các kênh báo chí và truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng.
Trong trường hợp công ty gặp khủng hoảng truyền thông, phòng marketing cần khôn khéo liên hệ các kênh báo chí để thu xếp và ổn thỏa vấn đề. Không nên để đề tài đi quá xa, trở thành chủ đề bàn tán tiêu cực trên các kênh phương tiện truyền thông đại chúng. Lúc này, kênh báo chí và truyền thông sẽ là người bảo vệ vững chắc đằng sau của doanh nghiệp.
Giới truyền thông và báo chí luôn là đối tác đắc lực cho sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Xây dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với các bên báo chí và truyền thông là nước đi thông minh để bảo vệ doanh nghiệp của bạn trong hành trình phát triển về lâu về dài.
Cơ cấu tổ chức phòng marketing
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Câu trả lời còn tùy thuộc vào quy mô của phòng marketing. Một số doanh nghiệp không có phòng marketing hoặc chỉ có 1-2 người phụ trách chung. Với các doanh nghiệp vừa và lớn, phòng marketing có thể gồm các vị trí và bộ phận sau:
- Trưởng phòng marketing: quản lý chung cho tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp và quản lý nhân sự trong phòng marketing. Đây là người đưa ra định hướng, lựa chọn và có quyền quyết định về các phương án marketing cho công ty.
- Bộ phận nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm: bao gồm các chuyên viên có nhiệm vụ tìm hiểu, cập nhật thường xuyên về thị trường và đưa ra các đề xuất, triển khai các hoạt động cụ thể để phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
- Bộ phận quảng cáo và truyền thông: những người làm trong bộ phận này sẽ lên kế hoạch và triển khai các kỹ thuật quảng cáo, truyền thông để thu hút người quan tâm hơn đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.
- Bộ phận nội dung: sáng tạo nội dung để sử dụng trong marketing, đảm bảo truyền tải được thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn đến với đúng đối tượng khách hàng.
- Bộ phận thiết kế: phụ trách các công việc liên quan đến thiết kế hình ảnh ví dụ như thiết kế bao bì, thiết kế logo, banner quảng cáo, thiết kế catalogue…
- Bộ phận quan hệ khách hàng/quan hệ công chúng: thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác hoặc báo chí và giới truyền thông.
Các vị trí trong phòng marketing là không cố định, thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động hoặc định hướng riêng của mỗi công ty.
Hy vọng những nội dung mà TMO Agency chia sẻ bên trên bạn đã hiểu rõ chức năng nhiệm vụ phòng marketing. Phòng marketing là một bộ phận quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực. Bởi vậy các công ty nên chú trọng xây dựng bộ phận này bền vững hoặc sử dụng phòng marketing thuê ngoài do nếu như cân nhắc thấy dịch vụ do các agency cung cấp giúp tối ưu chi phí, thời gian và hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan