Khi có sản phẩm mới cần quảng bá rộng rãi với truyền thông và cộng đồng thì các doanh nghiệp thường chọn viết bài PR giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là báo chí. Các Marketer luôn mong muốn sẽ có một bài PR thật hay để xứng đáng với chi phí đã bỏ ra thuê những đầu báo có giá trị. Nhưng trước khi viết hay bạn cần biết cách viết bài PR đúng và chuẩn là như thế nào. Để hiểu hơn cách viết bài PR, cùng TMO Agency đi tìm hiểu qua bài biết dưới đây nhé.
PR sản phẩm là gì?
PR là một thuật ngữ quen thuộc với những marketer. Tuy nhiên, để hiểu được định nghĩa đúng đắn về PR thì không phải ai cũng nắm được.
PR là viết tắt của từ tiếng Anh: Public Relations dịch sang Tiếng Việt nghĩa là quan hệ công chúng. Về khuôn khổ bài viết này, chúng ta chỉ bàn về cách đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng thông qua hình thức văn bản.
PR sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?
Những bài giới thiệu sản phẩm hay mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Thúc đẩy sản phẩm được biết đến rộng rãi hơn tới một cộng đồng người tiêu dùng. Một bài PR hay chính là một công cụ hữu ích giúp sản phẩm và công ty có thể viral tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí.
- Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua sản phẩm giúp khách hàng củng cố niềm tin với doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm được quảng bá.
- Đây là phương thức quảng bá dễ dàng gây được ấn tượng tốt với công chúng, đồng thời truyền tải được thông tin và thông điệp của sản phẩm đến với người tiêu cùng một cách trực tiếp. Điều này tiết kiệm được chi phí và thời gian tư vấn của Sale cũng như tối ưu được phần chi phí bỏ ra khi thuê những đầu báo lớn có sự xuất hiện của khách hàng mục tiêu.
Tiêu chuẩn viết bài PR sản phẩm hiệu quả
Như đã nói ở trên, học cách viết bài PR hiệu quả trước tiên phải biết cách viết một bài PR đúng. Dưới đây là những yếu tố bắt buộc phải có khi xây dựng bài viết giới thiệu sản phẩm mới mả một content writer cần chú ý:
Hiểu thật rõ về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Sản phẩm không chỉ sống với chức năng của chính nó mà cần được gắn liền với sứ mệnh doanh nghiệp, định hướng của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối tượng độc giả là ai
Hãy nhớ “tất cả thì chẳng là ai cả”. Trước khi viết, bạn phải xác định được người đọc của mình là ai để khoanh vùng mục tiêu, chọn tiêu đề và giọng văn cho phù hợp để truyền tải thông tin.
Một bài PR không giống như một bài quảng cáo sản phẩm
Không ai muốn nguyên một bài báo 2000 chữ chỉ “chăm chăm” mô tả sản phẩm của công ty mà nhận được một lợi ích gì. Nó cần đảm bảo song song 2 việc: cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng, đồng thời quảng bá những điểm nổi bật của thương hiệu. Tất nhiên một bài PR đăng báo không phải thần dược giúp tăng doanh số bán hàng ngay lập tức nhưng uy tín và độ tin cậy chắc chắn sẽ được nâng cao.
Hình thức trình bày cần phù hợp và sáng tạo
Với tiêu đề
Đây là yếu tố quan trọng để thu hút và lay động lòng người. Content ra số, PR lại càng cần phải đáp ứng yêu cầu đó. Có thể dùng các cách đặt tiêu đề sau: sử dụng số lượng tổng kết; áp dụng những yếu tố gây tò mò; sử dụng câu hỏi; dùng câu nói trích dẫn,…
Phần meta
Phần này nên viết một đoạn giới thiệu từ 3-4 dòng. Lưu ý dù là bài PR nhưng cố gắng phải chứa từ khóa SEO. Tuy nhiên vẫn nên từ khóa đặt trong ngữ cảnh thật hợp lý để bài viết không trở nên nhồi nhét, khó hiểu.
Phần thân bài
Đây là phần nội dung chính của bài viết. Ở phần này, bạn cần phải cung cấp đủ thông tin cho khách hàng về công năng và lợi ích sản phẩm mang lại. Lưu ý cách viết bài PR giới thiệu sản phẩm phải đặt lợi ích và trải nghiệm người dùng lên hàng đầu. Vì vậy, đừng tâng bốc, đánh bóng sản phẩm dịch vụ quá mức sẽ khiến người đọc cảm thấy thiếu thực tế,
Phần kết
Đây là phần kết lại những vấn đề đã được đề cập trong bài viết để người đọc có thể tóm gọn lại nội dung đã theo dõi phía trên. Hãy sử dụng Call to action để hướng khách hàng tạo ra hành động sau khi đọc bài PR của doanh nghiệp.
Cách viết bài giới thiệu sản phẩm hấp dẫn
Một bài viết giới thiệu sản phẩm mới không chỉ cần gây ấn tượng với người đọc, nên cạnh đó còn cần cung cấp đầy đủ thông tin và tạo ra lượng chuyển đổi nhất định. Dưới đây là một số công thức giúp các bạn marketer trong bước đầu học cách viết bài PR dễ dàng và chuẩn form nhất.
Công thức 3s
Công thứ 3s là công thức phổ biến và được coi là hiệu quả nhất khi viết các bài PR. Cách viết bài quảng cáo sản phẩm theo công thức này người viết đòi hỏi phải có kỹ năng và kinh nghiệm viết lách từ trước để bài viết được mạch lạc và rõ ý.
- Star (Ngôi sao): Bài viết của bạn chỉ được xoay quanh một đối tượng chính. Có thể là sản phẩm/ dịch vụ/ nhân vật của doanh nghiệp. Không tham lam nhét quá nhiều thứ vào trong bài khiến bài trở nên dài dòng và thiếu trọng tâm.
- S – Story (Câu chuyện): Khách hàng của bạn không dễ bị thu hút bởi những thứ không liên quan đến cuộc sống của họ. Hãy chọn lọc và xây dựng nên câu chuyện gần gũi và ấn tượng để kích thích sự tò mò của độc giả. Ví dụ: quá trình sản phẩm được tạo ra và đến được tới tay người tiêu dùng,…
- S – Solution (Giải pháp): Không được để bài viết của bạn thiếu phần giải pháp dành cho người đọc. “Ngôi sao” đó giúp gì trong cuộc sống của họ và vì sao nó cần thiết. Hãy diễn tả một cách thật chân thực. Có thể nhân vật trong bài không phải người đọc nhưng cách xây dựng nhân vật gây sức đồng cảm cao cũng khiến người đọc ấn tượng và ghi nhớ lâu dài.
Công thức PAS
Công thức thứ 2 mà TMO Agency giới thiệu đến các bạn là công thức PAS. PAS là viết tắt của: Problem (Vấn đề), Agitate (Diễn giải) và Solution (Giải pháp).
- P – Problem (Vấn đề): Tìm hiểu và nói ra vấn đề mà cộng đồng người tiêu dùng của bạn đang quan tâm, lo lắng bằng những thông tin xác thực trên báo chí. Thông tin càng giật gân, cụ thể càng thu hút độc giả.
- A- Agitate (Diễn giải): Đưa ra số liệu, nghiên cứu cụ thể, chính thống để làm dẫn chứng trong bài. Mục đích là để khách hàng thấy được mức độ nghiêm trọng của sự việc mà người tiêu dùng dễ mắc phải
- S- Solution (Giải pháp): Sau khi đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tế, người viết cần đưa ra phương án giải quyết sau cùng. Đây là lúc doanh nghiệp có thể chèn thông tin sản phẩm đang PR để đánh vào “nỗi đau” mà khách hàng đang gặp phải.
Cấu trúc của bài marketing giới thiệu sản phẩm mới này dễ khiến khách hàng tạo ra hành động mua hàng hơn công thức 3S vì đánh thẳng vào nỗi sợ – phản ứng cảm xúc nhạy cảm nhất của con người.
Tạm kết
Trên đây là các lưu ý và cách viết bài PR cho sản phẩm nhằm hỗ trợ các marketer còn loay hoay tìm giải pháp cho doanh nghiệp của mình. Theo dõi các bài viết với của TMO Agency để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé.
Bài viết liên quan