Trong thời đại quá tải thông tin, khách hàng càng trở nên chọn lọc và đa nghi hơn. Họ không còn tin vào những mẫu quảng cáo xuất hiện nhan nhản trên truyền hình. Cái họ cần chính là sự trải nghiệm thực tế. Đây là lúc mà Experiential Marketing phát huy sức mạnh của mình.

Experiential Marketing là gì?

Experiential Marketing, tạm dịch là Marketing trải nghiệm người dùng, chính là việc tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm xoay quanh sản phẩm. Nói cách khác, nó khuyến khích khách hàng có sự tương tác với sản phẩm và cả thương hiệu.

Ứng dụng của Experiential Marketing

Phương pháp marketing này không chỉ xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi mà còn lôi kéo thêm khách hàng về cho công ty, từ đó tăng doanh thu một cách hiệu quả. Nhờ những tương tác, trải nghiệm thông qua nhiều giác quan của chính mình mà khách hàng có cái nhìn chân thực và bao quát nhất về sản phẩm. Họ sẽ tự suy nghĩ sản phẩm đó có phù hợp và đáng giá với mình hay không rồi quyết định liệu có nên mua về hay phớt lờ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 96% những khách hàng đã có cơ hội trải nghiệm hoặc tương tác với sản phẩm có xu hướng mua hàng nhiều hơn. Ngoài ra, cách kết hợp dùng thử với các phương pháp khác như truyền thông, xúc tiến bán càng thúc đẩy doanh số.

Trong khi các thương hiệu lớn thường sử dụng Experiential Marketing nhằm duy trì hình ảnh thì các thương hiệu nhỏ, mới nổi hay công ty start-up áp dụng để tăng độ nhận diện thương hiệu, phổ biến hơn với công chúng và thu hút khách hàng mục tiêu.

Chiến dịch Experiential Marketing DISCOMFORT FUTURE của THE ECONOMIST

The Economist là một tuần báo bằng tiếng Anh có trụ sở đặt tại London, Anh, do tập đoàn Economist sở hữu. Thành lập vào năm 1843, cho đến năm 2015, lượng tiêu thụ của tuần báo này đạt đến 1,5 triệu bản một tuần. Tuy vậy, các non-reader vẫn có sự nhầm lẫn về nội dung hay tiêu đề các bài báo. Để thu hút thêm một lượng độc giả mới, ban biên tập đã quyết định thực hiện một chiến dịch nhằm vào chính các non-reader này.

Ý tưởng

Theo nghiên cứu của bộ phận Marketing, đối tượng độc giả có tiềm năng trở nên trung thành với tờ báo là những người cởi mở, dễ dàng tiếp nhận tri thức và không ngại thử thách. Vì thế, tạo ra những thử thách đặc biệt cho họ chính là trọng tâm của chiến dịch.

Thực thi

Sứ mệnh hàng đầu của The Economist là giúp độc giả nắm rõ hơn về những điều có thể trở nên phổ biến trong tương lai. Những điều này không phải lúc nào cũng “đẹp đẽ” và “dễ nhìn”. Vậy họ đã làm gì với chiến dịch Discomfort Future để thực hiện nhiệm vụ này?

Chiến dịch được bắt đầu với bánh crepe và kem: những vị khách hàng tham gia sẽ được phát những cây kem và bánh crepe rất “hấp dẫn” với nhiều loại côn trùng được tuyển chọn làm topping như: châu chấu, cào cào, giun,… Tuy có vẻ bề ngoài khó ưa nhưng chúng lại chứa một lượng protein vô cùng dồi dào. Và thử thách này sẽ đem đến cho người tham gia những trải nghiệm thú vị về loại “đồ ăn” có thể sẽ là nguồn thực phẩm chính trong tương lai gần.

Một hoạt động khác mang tên “Waste Food”, nơi mà The Economist phục vụ những cốc smoothies rất ngon lành, nhưng lại được làm từ những nguyên liệu bị siêu thị coi là “đồ bỏ đi”, qua đó lên án nạn hoang phí đồ ăn.

Bên cạnh chiến dịch còn tiếp tục thách thức thực khách với “H#2O” khi những tách cà phê được pha với nguồn nước được lấy trực tiếp từ nước thải. “H#2O” được The Economist thực hiện nhằm đề cập tới một loại công nghệ mới có thể chuyển từ nguồn nước thải thô tới nước có thể uống được.

Kết quả

Có thể thấy, chiến dịch Discomfort Future đã giúp những vị khách tham gia có một cái nhìn tổng quan hơn về những điều (có thể) xảy ra trong tương lai. Và chiến dịch chính là sự thể hiện với khách hàng cũng như lời khẳng định của The Economist về sứ mệnh của tờ báo. Nhờ Discomfort Future, đến cuối tháng 6 năm 2017, lượng subscribe của tờ báo đã tăng thêm 30000 lượt trên toàn thế giới.

Vào thời điểm đó, chỉ tính riêng ở thị trường UK, giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) đã lên tới con số 1.7 triệu bảng cùng với tỷ suất hoàn vốn là 171%, số lượng người quan tâm tới The Economist cũng tăng lên 24%.

Nếu biết sử dụng Experiential Marketing, đây sẽ là một phương tiện cực kỳ hữu ích đưa sản phẩm tới gần khách hàng hơn. Bởi không chỉ thu nhận được những giá trị thực tế về mặt cảm xúc của “người trải nghiệm”, Experiential Marketing còn cho phép nhãn hàng tương tác trực tiếp với khách hàng, giúp nhãn hàng nhận ra giá trị và sứ mệnh của họ.

Tam kết

Bài viết trên từ TMO Agency hi vọng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho bạn về khái niệm Experiential Marketing. Chúng tôi là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Marketing tổng thể uy tín tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đà Nẵng,… Mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại 0335.090.220 để được tư vấn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Home
Profile
Liên hệ
Dịch vụ
Tìm kiếm
×

Gọi điện ngay

Tìm công ty
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)