Trong Marketing, kênh phân phối là một phần quan trọng. Nó có ý nghĩa như thế nào? Cùng TMO Agency tìm hiểu kĩ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Kênh phân phối là gì?
Trong tiếng Anh, kênh phân phối là Marketing Channel hay Distribution Channel. Đây là tập hợp của một nhóm tổ chức hay cá nhân phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác để đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hiểu một cách nôm na thì mọi cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ là đặc điểm của kênh phân phối.
Kênh phân phối thường hay bị hiểu lầm là hình thức phân phối. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác nhau. Khái niệm kênh phân phối dùng để chỉ đơn vị hay các cá thể. Khác với hình thức phân phối để nói về những cách thức khách hàng mua hàng.
Phân loại các kênh phân phối nào
Kênh phân phối trực tiếp
Trong kênh, thành phần tham gia chỉ bao gồm: nhà sản xuất và người tiêu dùng, trung gian phân phối chưa xuất hiện tại đây. Hàng hóa, dịch vụ sẽ được gửi trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không thông qua ai.
Kênh phân phối gián tiếp
Có 2 loại kênh phân phối gián tiếp: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
Kênh phân phối truyền thống
Với tính chất của kênh này, người tiêu dùng cũng chính là một trung gian. Có 3 cấp độ kênh phân phối phổ biến:
- Nhà sản xuất rồi đến Nhà bán lẻ và cuối cùng là đưa đế tay Người tiêu dùng
- Nhà sản xuất và đến Nhà bán buôn/bán sỉ đưa đến Nhà bán lẻ và trực tiếp đến tay Người tiêu dùng
- Nhà sản xuất đến tay Đại lý và môi giới Nhà bán buôn/bán sỉ Nhà bán lẻ > Người tiêu dùng
Kênh phân phối hiện đại
Đặc điểm của kênh phân phối này là toàn bộ các trung gian phân phối hợp cùng nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối đa cấp
Bên cạnh 2 loại hình trên, trong marketing còn tồn tại hệ thống phân phối đa cấp. Có thể, ở kênh này, người tiêu dung cũng tham gia trực tiếp vào trở thành trung gian phân phối. Họ mua sản phẩm để sử dụng hoặc với 1 mục đích khác. Họ sẽ làm thêm việc giới thiệu, quáng bá và tạo lập kế hoạch bán hàng cho những người tiêu dùng khác nên họ lại trở thành người phân phối hàng hóa. Với hình thức này, nhà sản xuất sẽ chi một khoảng hoa hồng nhất định cho những trung gian phân phối bán được hàng.
Vai trò của kênh phân phối
Kênh phân phối đóng một vai trò quan trọng như cầu nối tiếp thị của một doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất tạo ra giá trị sử dụng, trải nghiệm trong sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng tiện ích thời gian và địa điểm mua bán tùy thuộc vào kênh phân phối.
Phân phối là công cụ vận chuyển hàng hóa khắc phục những rào cản về thời gian, không gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Việc này sẽ đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng một cách triệt để: nhanh, kịp thời, đúng thời điểm. Kênh giúp gia tăng mạnh mẽ các mối liên hệ, sự liên kết của của các tổ chức trong cùng một lĩnh vực.
Chức năng của kênh phân phối
Một kênh phân phối bao gồm các thành phần, đảm nhiệm chức năng như sau:
- Thông tin: thu thập thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược marketing và tiện ích cho việc trao đổi.
- Cổ động: truyền đến những thông tin hữu ích về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
- Tiếp xúc: quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng
- Phân phối vật phẩm, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa
- Chia sẻ rủi ro: đồng hành, giải quyết những vấn đề có thể phát sinh, gặp phải của các kênh phân phối
Làm sao để quan trị kênh phân phối hiệu quả?
Để có thể quản trị kênh phân phối một cách hiệu quả, các nhà quản lý doanh nghiệp cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Thường xuyên có những cách thức khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối làm việc, hoạt động tích cực, sôi nổi. Các thành viên sẽ bao gồm nhà phân phối lớn – nhỏ, môi giới, đơn vị bán buôn, bán lẻ,… Kênh phân phối của doanh nghiệp sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi toàn bộ thành viên trong kênh hợp tác chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Tóm lại, các biện pháp khuyến khích sẽ tác động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng của kênh phân phối.
- Các nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm và tìm hiểu được chính xác nhu cầu hoặc trở ngại mà đội ngũ nhân viên của kênh đang gặp phải. Điều này nhằm giúp nhà quản lý kênh đưa ra sự hỗ trợ kịp thời giúp nhân viên nhanh chóng xử lý vấn đề. Đồng thời tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong kênh, xây dựng kênh phân phối vững mạnh hơn.
- Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần thực hiện đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh. Cụ thể, cần đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên thông qua doanh số; mức độ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ; cách thức hỗ trợ chăm sóc khách hàng của nhân viên; cách xử lý hàng hóa bị thất thoát, hư hỏng;… Từ đó đưa ra chính sách khen thưởng hoặc phê bình phù hợp nhằm khích lệ sự cố gắng của họ.
Lời kết
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được những đặc điểm cơ bản nhất của một kênh phân phối. Cập nhật tin tức trên Dịch vụ SEO.com.vn thường xuyên để thu thập thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Bài viết liên quan